14:31 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuyển biến về tư duy điều hành

Thứ hai - 23/07/2012 03:25
Vấn đề vừa là kết quả, vừa là một bài học, vừa là một nguyên nhân quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô để tăng trưởng bền vững chính là tư duy điều hành có những chuyển biến theo hướng tích cực.

 

Từ góc độ của những con số thống kê, tác giả, một nhà chuyên môn của ngành Thống kê, mạnh dạn đưa ra một cách nhìn về những việc đã làm được, những bài học kinh nghiệm cần được rút ra trong năm đầu của Chính phủ đương nhiệm.

 

Tình hình kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm có chuyển biến tích cực và đúng hướng.

 

Gánh nặng lớn

 

Trước hết, cần nhận diện bối cảnh của năm đầu nhiệm kỳ Chính phủ.

 

Lạm phát, thể hiện ở tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) là vấn đề nóng nhất trong thời gian trước khi bước vào năm đầu của nhiệm kỳ Chính phủ. CPI đã tăng rất cao và kéo dài từ tháng 9/2010 đến tháng 7/2011. Chỉ trong 11 tháng này, CPI đã tăng tới 21,9%, bình quân tăng 1,82%/tháng. CPI tính theo năm (như thông lệ quốc tế) đã lên đến đỉnh điểm (23,02%) vào tháng 8/2011.

 

Nhập siêu- một nội dung quan trọng của cân đối kinh tế vĩ mô- là vấn đề nóng thứ hai trong thời gian trước khi bước vào năm đầu của nhiệm kỳ Chính phủ. Nhập siêu 6 tháng đầu năm 2011 đã lên đến 6.855 triệu USD, cao hơn con số tương ứng (6.451 triệu USD) của cùng kỳ năm trước; nhiều chuyên gia đã cảnh báo về khả năng mức nhập siêu cả năm 2011 có thể sẽ cao hơn hai năm trước đó (năm 2009 là gần 12,9 tỷ USD, năm 2010 là trên 12,6 tỷ USD).

 

Việc kiềm chế lạm phát cao với các giải pháp thắt chặt chính sách tiền tệ - tài khoá đã có hiệu ứng phụ là tăng trưởng kinh tế bị suy giảm. Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2011 chỉ đạt 5,63%, thấp hơn so với tốc độ tăng 6,18% của cùng kỳ năm 2010, góp phần làm cho tốc độ tăng của cả năm 2011 chỉ đạt 5,89%, thấp hơn tốc độ tăng 6,78% của năm 2010.

 

Lạm phát cao, kinh tế vĩ mô  thiếu ổn định, tăng trưởng kinh tế bị suy giảm, đã làm cho việc bảo đảm an sinh xã hội gặp khó khăn. Cả bốn vấn đề lớn về kinh tế- xã hội đã đặt một gánh nặng lớn lên vai của Chính phủ trong nhiệm kỳ mới. Trong khi đó, yêu cầu mới được đặt ra là cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, từ số lượng sang chất lượng.

 

Kinh tế thế giới tuy không còn gay gắt như khi diễn ra cuộc khủng haỏng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới như vài năm trước, nhưng cũng xuất hiện những diễn biến mới, nhất là thiên tai lớn ở Nhật Bản, khủng hoảng nợ công ở Châu Âu- những đối tác đầu tư, thương mại lớn của Việt Nam.

 

Những việc đã làm được

 

Lạm phát đã được kiềm chế một bước quan trọng. CPI đã tăng ở mức thấp tính từ tháng 8/2011 đến nay. Tháng 6/2012 so với tháng 7/2011, CPI tăng 5,67%, bình quân tăng 0,5%/tháng- thấp chưa bằng 1/3 con số tương ứng trong 11 tháng trước đó. CPI tính theo năm vào tháng 6/2012 chỉ còn 6,9%, đã chậm lại liên tục, chậm lại nhanh và thấp chưa bằng 1/3 đỉnh điểm vào tháng 8/2011. Theo dự báo của các chuyên gia, CPI tính theo năm sẽ còn xuống thấp hơn nữa trong vài ba tháng tới; từ tháng 10 có thể tăng lên, nhưng tính chung cả năm 2012 có thể chỉ tương đương với năm 2006 (6,6%) và năm 2009 (6,52%). Đây là kết quả của nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp thắt chặt chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, ổn định thị trường ngoại tệ, thị trường vàng, góp phần nâng cao lòng tin vào đồng tiền quốc gia.

 

Nhờ xuất khẩu tăng với tốc  độ khá cao, nhập khẩu tăng với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng xuất khẩu và thấp hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước, nên nhập siêu giảm rõ rệt. Mức nhập siêu trong 6 tháng cuối năm 2011 là 2.989 triệu USD và 6 tháng đầu năm nay 158 triệu USD; theo đó sau năm đầu của nhiệm kỳ, nhập siêu ở mức 3.147 triệu USD- thấp hơn nhiều so với các thời gian tương ứng của nhiều năm trước đó. Theo dự báo của nhiều chuyên gia, với tiến độ xuất, nhập khẩu và nhập siêu trong 6 tháng đầu năm, thì cả năm nay xuất khẩu sẽ vượt qua mốc 110 tỷ USD, vượt chỉ tiêu kế hoạch cả năm đề ra (109,5 tỷ USD); nhập khẩu sẽ thấp xa so với chỉ tiêu kế hoạch (trên 120 tỷ USD); nhập siêu sẽ vào khoảng trên 3 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với 9 năm trước đó. Nhờ cán cân thương mại được cải thiện rõ rệt và lượng ngoại tệ vào Việt Nam từ các nguồn (đầu tư trực tiếp, hỗ trợ phát triển chính thức, kiều hối, khách quốc tế đến Việt Nam...) tăng; tỷ giá ổn định, lãi suất gửi nội tệ cao hơn nhiều so với ngoại tệ..., nên cán cân thanh toán tổng thể đã có cải thiện đáng kể, lượng ngoại tệ mua vào từ đầu năm lên đến 10 tỷ USD, dự trữ ngoại hối tăng, tương đương với 10 tuần nhập khẩu, khả năng cả năm sẽ đạt được 12 tuần nhập khẩu- đạt mức an toàn theo thông lệ quốc tế. Trong điều kiện giá cả hàng hoá thế giới tăng thấp, có một số mặt hàng xuất khẩu giá còn bị giảm do một số thị trường thắt chặt chi tiêu, trong điều kiện nhiều nước phá giá đồng nội tệ để bảo vệ sản xuất trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu..., thì kết quả trên đạt được càng có ý nghĩa.

 

Tăng trưởng kinh tế bị suy giảm chỉ còn 4% vào quý I/2012, thấp hơn tốc độ của cùng kỳ trong 2 năm trước đó, chỉ cao hơn tốc độ “đáy” 3,14% vào quý I/2009, nhưng từ quý II đã có dấu hiệu thoát đáy vượt dốc đi lên với tốc độ tăng 4,66%. Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (sau khi đã loại trừ tốc độ tăng giá) có xu hướng cao lên; tốc độ tăng tồn kho sản phẩm, hàng hoá có xu hướng chậm lại... Trước triển vọng tăng trưởng kinh tế có xu hướng cao lên trong quý III và quý IV. Đây là kết quả tích cực bước đầu của các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường theo tinh thần Nghị quyết 13/NQ-CP.

 

Trong điều kiện có những khó khăn về tăng trưởng kinh tế, lạm phát, kinh tế vĩ mô, nhưng Chính phủ đã có nhiều giải pháp để bảo đảm an sinh xã hội, nhất là về công ăn việc làm, điều chỉnh lương tối thiểu, chăm sóc người có công, những đối tượng gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, bệnh tật, giáp hạt...

 

Những bài học kinh nghiệm

 

Một, vấn đề vừa là kết quả, vừa là một bài học, vừa là một nguyên nhân quan trọng là tư duy điều hành cũng có những chuyển biến theo hướng tích cực, thể hiện trên một số điểm. (1) Khi lạm phát bước đầu được kiềm chế, CPI tăng chậm lại nhanh, thậm chí có tháng mang dấu âm, nhưng vẫn kiên định và nhất quán với mục tiêu đề ra từ đầu năm, chuyển sang tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, lo cho tăng trưởng hợp lý, nhưng không chạy theo tăng trưởng với bất cứ giá nào, để tránh lạm phát cao quay trở lại; chuyển từ việc bị động đối phó với lạm phát, sang chủ động điều hành theo lạm phát mục tiêu. (2) Khi kinh tế vĩ mô bước đầu được ổn định, đã không chủ quan, thoả mãn, vẫn coi ổn định kinh tế vĩ mô là nền tảng của tăng trưởng và phát triển bền vững. (3) Gắn các mục tiêu với công cuộc cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. (4) Trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào, cũng phải bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện định hướng của nền kinh tế thị trường.

 

Hai, cần phải quan tâm đến vấn đề liều lượng của các giải pháp điều hành, tránh quá mức và tránh “giật cục”. Cuối năm 2011 và đầu năm 2012, việc thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khoá đã thực hiện với liều lượng quá mức (đến mức tăng trưởng dư nợ tín dụng sau 5 tháng còn mang dấu âm.Tuy việc thắt chặt này đã làm cho CPI chậm lại khá nhanh, nhưng đã gây ra hiệu ứng phụ làm tăng trưởng kinh tế bị suy giảm, đặc biệt là số doanh nghiệp bị ngừng sản xuất, giải thể tăng nhanh và ở mức cao. Cũng cần rút bài học kinh nghiệm của năm 2009, năm nay cần hết sức thận trọng trong việc nới lỏng tiền tệ, để vừa đủ tăng trưởng kinh tế hợp lý, nhưng không làm cho lạm phát cao trở lại và không gây bất ổn với vĩ mô.

 

Ba, cần tranh thủ thời gian. Khi tình hình đã thay đổi, các tín hiệu của nguy cơ đã được cảnh báo, thì việc điều chỉnh mục tiêu cần làm kịp thời và sớm có giải pháp phù hợp, tránh bàn bạc kéo dài dễ để mất thời cơ, để hiệu ứng phụ xảy ra kéo dài thì việc khắc phục hiệu ứng phụ này thường mất nhiều chi phí, thời gian. Chẳng hạn, Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo là hạ lãi suất (với tinh thần là hạ lãi suất cho vay) từ rất sớm; Nghị quyết 13/NQ-CP đã đề ra việc cơ cấu lại nợ, nhưng Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo và các ngân hàng thương mại thực hiện chậm.

 

Bốn, cần có sự kết hợp chặt chẽ trong việc điều hành và thực hiện. Trong kinh tế thị trường và trong điều kiện bình thường, sự kết hợp giữa biện pháp hành chính và biện pháp kinh tế, giữa bàn tay hữu hình và bàn tay vô hình cần theo hướng biện pháp kinh tế, bàn tay vô hình là chủ yếu. Nhà nước có vai trò chủ yếu là kiến tạo phát triển, tạo hành lang pháp lý, sử dụng bàn tay hữu hình, biện pháp hành chính để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường. Trong điều kiện không bình thường thì Nhà nước sẽ sử dụng các biện pháp hành chính, bàn tay hữu hình để can thiệp, nhưng không quá lạm dụng, vì như thế dễ làm méo mó thị trường, chi phí và thời gian khắc phục bị tốn kém. Diễn biến tình hình trong nước và thế giới thường rất nhanh, phức tạp. Cần phải có những biện pháp ngắn hạn, biện pháp tình thế là cần thiết để ứng phó nhanh. Nhưng tác động chỉ có tính ngắn hạn, dễ có những hiệu ứng phụ. Phải có biện pháp dài hạn, cơ bản sẽ ít gây ra hiệu ứng phụ  và có tính bền vững. Một thí dụ: để kiềm chế lạm phát cần thắt chặt tài khoá, tiền tệ để  tác động ngay đến yếu tố trực tiếp gây ra lạm phát, nhưng phải có biện pháp dài hạn, biện pháp cơ bản là phải cân đối giữa sản xuất  GDP với sử dụng GDP để cân đối cung- cầu; phải nâng cao hiệu quả đầu tư, năng suất lao động để tác động đến nguyên nhân sâu xa, yếu tố tiềm ẩn của lạm phát, cần có sự kết hợp và đồng thuận giữa các Bộ ngành ở Trung ương, giữa Trung ương với địa phương, giữa ngân hàng thương mại với doanh nghiệp, giữa nhà nước với người dân, nhằm mục tiêu chung để tăng trưởng kinh tế thoát đáy vượt dốc đi lên. Song, để cho tình trạng ngân hàng thừa vốn, lãi lớn, trong khi nợ xấu tăng, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, lãi suất cao kéo dài đến mức hàng chục nghìn doanh nghiệp ngừng sản xuất kinh doanh, phá sản, chứng tỏ sự kết hợp, đồng thuận giữa 2 khu vực này chưa thật chặt chẽ, kịp thời. Các ngân hàng thương mại cần chủ động tìm đến với doanh nghiệp, cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn. Doanh nghiệp cần tích cực giảm chi phí, nâng cao chất lượng, hạ giá bán sản phẩm mạnh hơn và người dân khắc phục tâm lý chờ đợi giá giảm nữa mới mua, thì tồn kho sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp mới có thể giảm được.

 

Minh Ngọc

 

  Theo chinhphu.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: vừa là

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 243


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1011426

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72694135