14:19 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuyển đổi cây trồng trước biến đổi khí hậu: Nhiều cơ hội cho nông dân

Thứ tư - 24/04/2013 02:58
Với đặc thù là chất đất nhẹ, phù hợp với nhiều cây trồng cạn ngắn ngày, công cuộc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng duyên hải miền Trung sẽ rất thuận lợi với nhiều loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao.

Phong phú đối tượng

Loại cây trồng cạn đang “hít” nông dân nhất hiện nay phải nhắc đến cây đậu phộng (lạc). Trong những năm qua, cây đậu phộng phát triển rất mạnh trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Nam và Bình Định. Hiện nay, trước tình hình hạn hán gay gắt, cây đậu phộng tiếp tục “lấn” mạnh cây lúa.

Ngoài giá trị kinh tế cao, đậu phộng còn là cây có thể SX theo hướng hàng hóa với quy mô lớn, vì loại nông sản này luôn có sức tiêu thụ và giá cả ổn định trên thị trường. Ở một số địa phương trong vùng Nam Trung bộ, cây đậu phộng được làm trong cả 2 vụ ĐX và HT, tập trung nhất là ở vụ ĐX, vì điều kiện thời tiết trong vụ này cho năng suất cao, hạt to, chất lượng tốt nên được thị trường thu mua giá cao.

Ở vùng có chân đất cao, nông dân còn làm cả vụ đậu phộng thu đông. Trước đây, vụ đậu phộng thu đông không được làm phổ biến, tuy nhiên trong những năm gần đây, do hiệu quả mang lại còn lớn hơn cả những vụ chính nên ngày càng có nhiều địa phương khai thác.

 TS Hoàng Minh Tâm, Viện trưởng Viện KHKT nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ cho biết: “Đậu phộng SX trong vụ thu đông không chỉ bán thương phẩm mà còn được cung ứng cho nông dân để làm giống vụ ĐX nên giá luôn ở mức cao và đắt hàng”.

TS Nguyễn Văn Lâm, GĐ Trung tâm KN-KN Bình Định khẳng định thêm: “Trong vụ ĐX này, do thị trường ăn mạnh nên giá đậu phộng thương phẩm đã tăng từ 17.000 đ/kg lên 21.000 đ. Đậu bán làm giống còn cao hơn nhiều, đang đứng giá 29.000 đ/kg. Với năng suất bình quân 3 tấn/ha, sau khi trừ mọi khoản chi phí đầu tư khoảng 13 triệu đồng/ha, người trồng lãi ròng đến 50 triệu đ/ha. Đây là con số mà người làm lúa có mơ cũng không dám nghĩ đến”.

Cũng theo ông Lâm, quy trình canh tác cây đậu phộng không khó, nước tưới chỉ cần đủ trong giai đoạn cây đậu ra hoa, đâm tia. Còn lại trong suốt vụ canh tác chỉ cần tưới nước đủ độ ẩm là cây vẫn phát triển. Đầu tư phân bón cũng ít, chỉ bón trong giai đoạn đầu.

Bên cạnh cây đậu phộng còn có cây vừng (mè) cũng được đánh giá là loại cây “làm chơi ăn thật”. Nếu thâm canh tốt, năng suất cây vừng trong khu vực duyên hải NTB có thể đạt 1 tấn/ha. Sản phẩm vừng luôn được thị trường ăn mạnh bởi đây là loại nguyên liệu dùng để ép dầu có chất lượng nhất hiện nay. Trên chân đất cát và trong điều kiện khô hạn, vừng là loại cây “chịu đời” nhất hạng, vì nó chống chịu nắng nóng rất tốt.


Mô hình nghiên cứu các giống cây trồng cạn cung ứng cho nông dân

“Có 1 thời, nông dân miền Trung rất khoái làm giống vừng trắng, bởi nó cho năng suất cao gấp đôi vừng đen và vàng (2 tấn/ha). Vừng trắng cũng được thị trường nước ngoài ăn mạnh nên có giá rất cao. Mấy năm gần đây, do không có giống nên cây vừng trắng ít được SX”, TS Hoàng Minh Tâm cho biết.

Cũng theo ông Tâm, bên cạnh các loại cây nói trên, các loại cây ngô, đậu tương, đậu xanh cũng là những loại cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao có thể phát triển tốt trên chân đất và điều kiện khí hậu của vùng NTB. “Ở xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn (Bình Định), nông dân đã từng làm mỗi năm 2 vụ lúa, 1 vụ đậu tương rất thành công. Năng suất đậu tương cho rất cao, từ 2 - 2,5 tấn/ha, bà con nông dân ở đây thu nhập rất khá”, TS Tâm nêu ví dụ.

Phù hợp nhiều chân đất

Theo các nhà khoa học, trong khu vực miền Trung, ngoài chân ruộng trũng là không thể chuyển đổi, vì cây trồng cạn không chịu được úng. Còn lại, trên những chân đất vàn (đất vừa) và chân đất cao đều có thể thực hiện chuyển đổi hiệu quả.

“Do đặc thù địa hình của NTB có khoảng cách giữa núi và sông ngắn, tạo ra tốc độ dòng chảy lớn, nên hầu hết đất có thành phần cơ giới từ nhẹ cho đến thịt chứ không nặng, rất phù hợp để thực hiện chuyển từ 2 vụ lúa sang làm lúa, 1 màu. Hoặc chuyển từ 3 vụ lúa sang làm xen kẽ 2 vụ lúa, 1 vụ màu.

Một thuận lợi khác là sản phẩm của đậu tương và cây ngô đang được nhà nước khuyến khích mở rộng SX để thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu SX thức ăn gia súc nên đầu ra rất rộng”, TS Hồ Huy Cường, Phó Viện trưởng Viện KHKT nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ cho biết.

Nói về giống, TS Hồ Huy Cường khẳng định là hiện nay, để phục vụ cho công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ngành nông nghiệp không hề thiếu những loại giống tốt.

 

“Nếu như 1 ha lúa phải cần đến 7.000 m3 nước/vụ thì đối với những đối tượng cây trồng cạn ngắn ngày chỉ cần 2.000 m3 nước/vụ. Chuyển mạnh cơ cấu cây trồng, ngoài được giảm áp lực về nước tưới, nông dân sẽ có cuộc sống khấm khá hơn nhờ thu nhập cao từ các loại cây trồng cạn”, TS Nguyễn Văn Lâm.

Ví như ngô đang có các giống LVN 61, LVN 66... chịu hạn tốt, tiềm năng năng suất cao. Đây là những giống được SX trong nước nên vừa chủ động được hạt giống, vừa có giá thành thấp. Về đậu phộng, cũng đã có bộ giống thích nghi với điều kiện khí hậu, thời tiết của vùng NTB như LDH 01, LDH04, L14, L23...

Về đậu tương, ngoài giống địa phương MTD106, Viện đã giới thiệu thêm các giống ngắn ngày như DT12, DVN5. Ngoài ra, Viện còn chọn tạo được các loại giống có chất lượng cao như ĐTDH 01, ĐTDH 02.

“Trước đây, khi chưa SX được hạt giống, mỗi khi vào vụ SX, nông dân Bình Định phải mua giống đậu tương trôi nổi ngoài thị trường được nhập về từ các tỉnh Tây Nguyên. Bây giờ Cty TNHH Giống cây trồng Quy Nhơn đã SX được hạt giống tại xã Nhơn Hậu (TX An Nhơn), nông dân đã tránh được tình trạng mua phải giống rởm cho năng suất kém”, TS Hồ Huy Cường cho biết.

Về đậu xanh, ngoài các giống đang lưu hành trên thị trường như: HL 89-E3, V94-208; Viện đã đưa ra giống mới NTB01. Về các giống đậu đỗ ăn hạt, Viện cũng giới thiệu đến nông dân giống có tiềm năng năng suất cao như giống đậu huyết Huế, giống đậu đen Bình Định.

Theo Nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cây trồng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 254

Máy chủ tìm kiếm : 36

Khách viếng thăm : 218


Hôm nayHôm nay : 64662

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1136699

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60145022