16:23 EST Chủ nhật, 17/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuyện làm giàu “ngược đời” của lão nông Huỳnh Văn Hòa

Thứ bảy - 28/07/2018 05:32
Làm chuyện ngược đời, không những không lấy tiền công mà còn trả 80 đồng/kg thóc cho người đem đến xay xát, ông Huỳnh Văn Hòa ở xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn (An Giang) vẫn có nguồn thu khủng từ dây chuyền ép gỗ củi từ trấu.

Đem thóc đến xay xát, được trả tiền

Doanh nghiệp (DN) tư nhân Hòa Tứ ở ấp Sơn Lập, xã Vọng Đông của ông Huỳnh Văn Hòa hoạt động trong lĩnh vực xay xát, đánh bóng gạo với một nhà máy chế biến công suất 300.000 tấn thóc/ngày. Điều này không có gì ngạc nhiên ở một “vựa” lúa như An Giang nếu như chủ DN này không  làm chuyện “ngược đời” là... trả thêm công cho người đem thóc đến xát.

 chuyen lam giau “nguoc doi” cua lao nong huynh van hoa hinh anh 1

Ông Huỳnh Văn Hòa trong nhà máy xay xát lúa gạo và dây chuyền sản xuất củi trấu. Ảnh: C.K

"Trước đây, người ta bỏ hết trấu, vừa lãng phí vừa ô nhiễm môi trường. Từ khi tôi làm nghề ép củi, trấu trở thành nguồn thu chính”.

Ông Huỳnh Văn Hòa

“Vậy nguồn thu của cơ sở xay xát từ đâu?” - tôi hỏi, ông Hòa cho hay: “Tôi đầu tư dây chuyền ép gỗ củi từ trấu, bán với giá 1.000- 1.400 đồng/kg (tùy thời điểm). Củi trấu bán cho những cơ sở đốt lò hơi, lò sấy, lò đốt gạch… Những ngày chạy hết công suất, cơ sở xay xát được 300 tấn lúa, thu 60 tấn trấu, ép thành củi bán được 60 - 84 triệu đồng. Bình quân mỗi năm, doanh thu bán trấu đạt 6 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí, tôi còn lãi 2 tỷ đồng”.

Nghe ông Hòa kể, ông vốn sinh ra trong một gia đình thuần nông nên gắn bó với cây lúa từ lúc còn thơ ấu. Lớn lên, ông được cha mẹ chia 5 mẫu ruộng, dù miệt mài làm lụng nhưng cũng không thể giàu. Sản phẩm lúa sau khi thu hoạch đem bán cho thương lái thường bị o ép đủ thứ.

Không muốn để thương lái “ăn” hết lợi nhuận do mình cực nhọc làm ra, ông Hòa tìm đến một số DN xuất khẩu gạo lớn để đặt vấn đề bán trực tiếp lúa gạo cho họ. Thế nhưng khi nghe ông Hòa nói về số lượng thóc thu hoạch của gia đình chỉ vài chục tấn mỗi năm, doanh nhân đó lắc đầu, bảo: “Mỗi lần chúng tôi mua ít nhất phải 200-300 tấn, phải xay xát hạt gạo đẹp, vận chuyển đến tận công ty. Về nhà, ông “vò đầu bứt tai”, làm sao để mỗi năm có hàng trăm tấn lúa bán, rồi còn xay xát, phải có ghe lớn để vận chuyển gạo.

Cái khó ló cái khôn, ông thuyết phục những nông dân trong ấp cùng liên kết trồng lúa, nhận bao thầu đầu ra với giá thóc cao hơn so với thương lái. Nhờ đó, ông tập hợp được 80ha ruộng. Ông Hòa bàn bạc với các anh em trong gia đình chung vốn, đầu tư hơn 5 tỷ đồng mua sắm 3 máy cày, 1 máy gặt đập liên hợp, 5 máy bơm điện, 1 lò sấy 20 tấn và một ghe thuyền chuyên chở thóc tiến tới làm ăn lớn.

Liên kết trồng lúa, mua vật tư tận gốc, bán gạo tận “ngọn” đã giúp ông Hòa thu được lợi nhuận “khủng”. Tích lũy tiền đến đâu, ông lại thuê thêm đất đến đấy. Đến nay, ông thuê được 120ha đất chuyên trồng lúa từ nông dân các xã trong huyện Thoại Sơn để mở rộng quy mô sản xuất.

Trồng lúa quy mô lớn nhưng thóc thu hoạch ông Hòa vẫn phải đem đến các nhà máy để thuê xay xát. Không muốn mất nhiều tiền cho khâu này, năm 2012, ông quyết định đầu tư nhà máy xay xát và thành lập DN tư nhân Hòa Tứ. Với hơn 100 tỷ đồng ông lắp đặt 8 máy xay xát cỡ lớn, với tổng công suất 300 tấn thóc/ngày, tương đương 100.000 tấn thóc/năm.

Dĩ nhiên, toàn bộ khối lượng thóc ông thu hoạch hàng năm cùng với các hộ liên kết chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ nguyên liệu đầu vào của nhà máy nên cơ sở của ông Hòa phải làm dịch vụ xay xát thuê. Nhưng trong bối cảnh các nhà máy xay xát trong vùng mọc lên như nấm khiến dịch vụ này phải cạnh tranh khốc liệt.

 Làm cách nào để thu hút thương lái, DN đưa thóc đến xay xát, ông Hòa đã nghĩ ra một giải pháp đột phá, đó là thay vì thu tiền công (khoảng 200 đồng/kg thóc) thì nhà máy Hòa Tứ sẽ không thu tiền, trái lại sẽ trả thêm người đem thóc đến xay xát số tiền 50-80 đồng/kg.

Để bù đắp lại, ông phải tìm giải pháp tăng thu nhập. Thứ mà ông nghĩ đến đó là trấu. Ông đầu tư dây chuyền ép gỗ củi từ trấu với 10 máy, giá 60 triệu đồng/máy, cùng trạm biến áp trị giá 400 triệu đồng. Tiền bán củi trấu thừa trả hết mọi khoản chi phí của nhà máy xay xát, nhân công, vận hành sản xuất củi trấu mà vẫn còn dư.

Xây dựng thương hiệu gạo Hồng Ngọc Óc Eo

 Bên cạnh cơ sở xay xát gạo, ông Hòa còn thành lập thêm DN tư nhân Hồng Phát chuyên trồng lúa và kinh doanh gạo. Ông và con trai cùng quản lý DN này. Hiện DN tư nhân Hồng Phát đang triển khai chương trình: “Thương mại hóa gạo Hồng Ngọc Óc Eo (HNOE)”,  nhằm xây dựng thương hiệu cho loại gạo mang đặc trưng của tỉnh An Giang. “HNOE là giống lúa được lai tạo từ giống lúa Tàu Binh (lúa mùa nổi) truyền thống của An Giang với giống OM - 4926 (giàu chất sắt) và giống Jasmine 85 (có mùi thơm). Gạo đặc sản HNOE có đặc tính xốp, nở, mềm cơm, chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Gạo HNOE chứa nhiều canxi, vitamin E, B1, có tác dụng giảm nguy cơ loãng xương, tăng huyết áp, giảm chất béo trong cơ thể, từ đó giúp cơ thể mạnh khỏe, kìm hãm quá trình lão hóa, giúp da, tóc mịn màng, chống phù nề. “Trong gạo HNOE có chứa chất Thocyanin, hợp chất có nguồn gốc tự nhiên với nhiều hoạt tính sinh học, có tác dụng làm bền thành mạch, chống viêm nhiễm và hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư” - ông Hòa cho biết thêm.

Năm 2016, thấy triển vọng của loại gạo này trên thị trường, Hồng Phát đã thành lập dự án chuỗi liên kết lúa, gạo để tiến hành thương mại hóa giống lúa này. Năm 2017, HNOE đã được triển khai trồng trên diện tích 50ha, Hồng Phát bao tiêu toàn bộ sản phẩm của nông dân với giá lúa khô 8.500 đồng/kg. Theo kế hoạch, năm 2018 diện tích sản xuất HNOE sẽ là 70ha, và đạt 150ha vào năm 2021.

Ông Hòa cho hay: “Nông dân tham gia vào chuỗi liên kết lúa gạo sẽ được ứng vốn 3 triệu đồng/công để sản xuất. Công ty CP ADC là đơn vị cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Khi tham gia dự án này, nông dân rất phấn khởi vì không phải lo vốn sản xuất, đầu ra lại ổn định”.

 Ông Phan Thanh Tùng - Trưởng phòng NNPTNT huyện Thoại Sơn cho biết: “Gạo HNOE bản chất đã rất thơm, ngon, lại được DNTN Hồng Phát tập trung đầu tư cho khâu làm nhãn mác, bao bì đẹp nên triển vọng trên thị trường rất sáng sủa. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, hướng dẫn nông dân thực hiện chương trình “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” để tạo ra sản phẩm an toàn nhất cho người tiêu dùng”.

Hiện, gạo HNOE được Hồng Phát bán ra thị trường với giá 25.000 đồng/kg. TP.HCM và An Giang là 2 thị trường tiêu thụ mạnh loại gạo này.

Theo danviet.vn

 
 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 306

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 305


Hôm nayHôm nay : 50496

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 721973

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70949288