00:21 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Công chức về quê... nuôi lợn

Thứ năm - 28/02/2013 19:31
Anh là Phạm Đồng Quê (sinh năm 1979), ông chủ trang trại nuôi lợn ở thôn Đồng Đội, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa).

Quê đã tốt nghiệp Đại học Công nghiệp Thái Nguyên, sau đó đi học thêm ngành Viễn thông, làm công chức nhà nước - công việc mà biết bao người mơ ước. Song, hình ảnh quê nghèo luôn làm nặng lòng chàng trai trẻ phải làm gì đó cho quê hương.

Năm 2011 được sự ủng hộ của gia đình, đặc biệt là người bạn đời, anh quyết định bỏ công chức về quê… nuôi lợn. "Ngày nhận 1 ha đất xã giao để làm trang trại, tôi hăng hái lắm. Nhưng khi bắt tay vào làm mới thấy khó vì không có vốn. Nhiều đêm tôi thức trắng tính toán đường đi, nước bước của mình" - anh Quê tâm sự.

Anh Phạm Đồng Quê.

Trang trại của anh ra đời đúng vào thời điểm tỉnh Thanh Hóa có cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại (100 triệu đồng/trang trại). Huyện Nga Sơn cũng có chính sách khuyến khích người dân xây dựng trang trại, với mức hỗ trợ 300 triệu đồng/ha.

Nắm được cơ hội này, anh vay mượn bạn bè, người thân và dồn hết vốn liếng tích cóp của mình, đầu tư xây dựng trang trại nuôi thương phẩm và lợn hậu bị công nghiệp. Với khoảng 2 tỷ đồng vốn, anh xây hai khu chuồng trại, mỗi chuồng nuôi từ 600-800 con lợn/lứa. Trang trại của anh được xây dựng theo mô hình khép kín với hệ thống xử lý nước thải áp dụng công nghệ biogas phủ bạt, sức chứa hơn 1.200m3.

Dẫn chúng tôi đi thăm trang trại, anh tâm sự: "Mỗi năm, hai khu chuồng này xuất bốn đợt, mỗi đợt khoảng 50-60 tấn lợn thương phẩm, chưa kể lợn hậu bị. Trừ hết chi phí đi, tôi lãi khoảng 100 triệu đồng/đợt".

Để chăm sớc đàn lợn, anh phải thuê 4 lao động thường xuyên, lương 3 triệu đồng/người/tháng, chi phí ăn ở, chủ trang trại bao cấp. Thời điểm lợn chuẩn bị xuất chuồng, anh phải thuê thêm hơn chục lao động. Anh đang có kế hoạch mở rộng trang trại để tạo thêm công ăn, việc làm cho thanh niên và lao động quê mình.

Nguồn:danviet.vn
Phan Thăm sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 461

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 459


Hôm nayHôm nay : 22692

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 878961

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64864905