Công nghiệp phát triển với nhịp độ cao Với những tiềm năng, lợi thế nêu trên, cùng với chính sách của tỉnh Quảng Ngãi, kinh tế của Quảng Ngãi phát triển mạnh mẽ trên hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là ngành công nghiệp, với tốc độ khá cao. Nếu như năm 1989, công nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng dưới 20% trong cơ cấu GRDP của tỉnh, thì đến nay chiếm tới 53,64% trong GRDP tỉnh, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1989-2019 đạt gần 20%/năm.
Cảng biển nước sâu Dung Quất tiếp nhận 100.000 DWT Năm 2019, ngành công nghiệp của tỉnh tiếp tục duy trì tăng trưởng khá với tốc độ tăng giá trị tăng thêm so với năm trước đạt 8,82%. Nếu không tính sản phẩm lọc hóa dầu thì giá trị sản xuất công nghiệp tăng 42,4% so với cùng kỳ năm trước, tăng chủ yếu do có sản phẩm thép xây dựng của Công ty Cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất.
Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2019 ước đạt 126.469 tỷ đồng, vượt 3,2% kế hoạch, trong đó, công nghiệp lọc hóa dầu ước đạt 91.438 tỷ đồng, công nghiệp ngoài dầu ước đạt 35.030 tỷ đồng. Một số sản phẩm tăng khá cao so với năm 2018 như: Sữa tăng 11,6%, bia tăng 4,3%, nước khoáng tăng 17,3%, tinh bột mì tăng 39, dăm gỗ tăng 46%, giày da tăng 118%, thép xây dựng,…
Nhà máy lọc dầu Dung Quất Tăng dần các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao Phát triển công nghiệp là một trong ba nhiệm vụ đột phá được đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIX. Để công nghiệp Quảng Ngãi phát triển bền vững và hiệu quả, UBND tỉnh đề ra một số giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp trong năm 2020 như: Tiếp tục tập trung thực hiện Kết luận số 18-KL/TU ngày 19/4/2016 của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 3, khóa XIX về đẩy mạnh phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2020. Thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành công nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Dây chuyển sản xuất của Nhà máy thép Hòa Phát-Dung Quất Đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư, phát triển các phân ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, cơ khí phục vụ công nghiệp chế biến; giảm tỷ trọng ngành gia công, chế biến sử dụng đầu vào nhập khẩu, có giá trị gia tăng thấp; tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao thông qua lựa chọn, thu hút các dự án FDI. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ nguồn phế thải (tro, xỉ) của ngành công nghiệp luyện kim. Phát triển công nghiệp bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Tiếp tục huy động các nguồn lực hoàn thiện hạ tầng KKT Dung Quất, các KCN, Cụm công nghiệp, nhất là nguồn lực của các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng. Tập trung hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án công nghiệp trọng điểm, quy mô lớn như: Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát - Dung Quất, Khu Đô thị Công nghiệp Dung Quất, KCN VSIP. Tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện Dự án đưa khí từ mỏ Cá Voi Xanh vào bờ; dự án điện khí tại KKT Dung Quất,...
Chắc chắn trong năm 2020 và nhiều năm đến, công nghiệp tiếp tục là ngành chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và tạo động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã của tỉnh Quảng Ngãi.