Cử nhân mê tôm
Hiện nay anh Long đang là chủ sở hữu của gần 100ha diện tích ao nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú, các loại cá như cá vược, cá song…. Xuất phát điểm không phải học về thủy sản, mà là cử nhân chuyên ngành kinh tế và quản trị kinh doanh, nhưng với sự đam mê, và mong muốn nối nghiệp của gia đình nên sau khi tốt nghiệp đại học, anh Long đã về giúp bố quản lý khu ao đầm nuôi tôm của gia đình.
Nhiều đoàn công tác, người nuôi tôm đến thăm quan, học hỏi tại khu đầm của anh Long.
Long tự nhận mình là “thằng dân chài”, một người nông dân thực thụ. Anh bộc bạch: “Mình làm nghề này khác gì một người nông dân đâu, ngày ngày ngoài đầm mà". Long cho biết, gia đình anh bắt đầu nuôi tôm từ năm 1985, ban đầu chủ yếu nuôi tôm sú với diện tích nhỏ hẹp nhưng tôm thường mắc dịch bệnh dẫn đến hiệu quả thấp. Nhận thấy nhu cầu thị trường của loại tôm thẻ chân trắng, nên gia đình anh quyết định chuyển sang nuôi loại tôm cho giá trị đặc biệt này.
Hiện gia đình anh Long phát triển mô hình nuôi theo hướng công nghiệp. Cứ 1ha diện tích nuôi trồng anh Long đầu tư hơn 10 tỉ đồng với hệ thống máy quạt khí hiện đại. Các ao nuôi khi xây dựng cũng được lót bạt ở dưới, có hệ thống ống hơi và thoát khí ngầm. "Để có được những vụ tôm có chất lượng tốt cần có kỹ thuật cao, con giống tốt, đầu tư tốt về cơ sở hạ tầng", anh Long chia sẻ.
Cho tôm ăn bằng máy tự động.
Lắm lời, lắm rủi ro…
"Ngành thủy sản là một ngành siêu lợi nhuận, nhưng rủi ro gặp phải cũng khủng khiếp. Nếu nuôi thủy sản trong hai năm mà không gặp bất kỳ rủi ro hay sự cố gì thì lợi nhuận từ nó mang lại rất lớn”, anh Long chia sẻ.
Để tránh rủi ro chủ yếu do dịch bệnh mang lại, Nguyễn Văn Long thường hay thu mua của người dân cây Diệp Hạ Châu (dân gian gọi là cây chó đẻ) đem giã lấy nước trộn với thức ăn để phòng bệnh gan cho tôm. Đây là một “bí kíp”, một kinh nghiệm dân gian anh học được từ những người đi trước, từ các mô hình nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh lân cận. Theo anh Long, nên chia các ao nuôi với diện tích lớn nhỏ khác nhau để giảm thiệt hại khi có sự cố xảy ra.
Anh Long quăng chài vớt tôm kiểm tra dịch bệnh.
Đến vụ thu hoạch, tôm của gia đình anh được bán cho các nhà hàng, các chợ trên địa bàn và các tỉnh lân cận, đồng thời bán cho các công ty đông lạnh để xuất khẩu. Sau khi thu hoạch sẽ tiến hành kiểm tra lại hệ thống ao nuôi và lựa chọn con giống cho vụ tiếp theo. Con giống chủ yếu được anh mua của Tập đoàn Việt - Úc và một số công ty sản xuất giống trong nước ở Nha Trang (Khánh Hòa).
Bên cạnh tạo thu nhập ổn định cho gia đình, hàng năm mô hình nuôi trồng thủy sản của anh Long còn tạo công ăn việc làm cho 20 lao động với mức thu nhập 6 triệu đồng/tháng
Với kết quả nổi bật trong quá trình phát triển sản xuất, nuôi trồng thủy sản anh đã vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ NN&PTNT, Bằng khen của HND tỉnh… Mô hình của anh cũng được mọi người trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận đến tham khảo, học tập và áp dụng.
"Không như cá, có thể lựa con nào to thì bắt. Đối với tôm mỗi lần thu hoạch là "vét bằng sạch thì thôi" vì khi đã lội xuống ao sẽ gây ảnh hưởng rất lớn, nếu tôm còn sót lại cũng khó sinh trưởng và phát triển bình thường được". Anh Nguyễn Văn Long |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn