22:40 EST Thứ năm, 23/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đại biểu Quốc hội nói về nghịch lý ngành nông nghiệp: Sản phẩm tăng nhưng thu nhập giảm

Thứ hai - 02/06/2014 21:47
Sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam năng suất cao nhưng thu thập của người nông dân lại thấp. Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp đang theo chiều hướng giảm dần...
Vấn đề đáng lo ngại trên đã được các đại biểu Quốc hội đề cập tại phiên thảo luận ngày 2.6 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách.

Hiến kế cho nông nghiệp

Là người có nhiều trăn trở với ngành nông nghiệp, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nêu vấn đề: Nông nghiệp nước ta có nhiều thành tựu nhưng cũng còn nhiều khó khăn, cần làm rõ giải pháp cho nông nghiệp. Việt Nam xuất khẩu 7 mặt hàng nông sản nằm trong top sản phẩm thế giới như tiêu, cà phê, gạo, chè, cao su... Có 12 loại cây, con có năng suất cao hơn vùng có năng suất cao của thế giới như cá tra trung bình của thế giới 38 tấn/ha, còn Việt Nam 271 tấn/ha, tiêu của Việt Nam năng suất cao hơn mức trung bình thế giới 2,83 lần...

Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) phát biểu thảo luận.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) phát biểu thảo luận.

“Thế nhưng vấn đề đặt ra là vì sao thu nhập của nông dân vẫn thấp. Nói năng suất thấp thì thu nhập thấp là không phải, ở đây sản phẩm năng suất cao mà thu nhập thấp là tại chỗ nào. Cùng với đó là tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp đang theo xu hướng giảm dần” - Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ lo ngại. 

Ông Nhân đã đề xuất 2 giải pháp quy hoạch, 6 giải pháp đầu ra và 5 giải pháp đầu vào cho nông nghiệp. Về giải pháp quy hoạch, cần quy hoạch cây, con mà Việt Nam có lợi thế so sánh kép. Cần nội địa hóa các đầu vào cung cấp cho nông nghiệp. Về giải pháp đầu vào và giải pháp đầu ra gồm: Có cơ chế tiêu thụ nông sản với quy mô lớn bao tiêu sản phẩm; phải có đơn vị chuyên tiêu thụ; đẩy mạnh bảo vệ giống chất lượng cao; đổi mới công nghệ nuôi trồng; đầu tư vốn cho nông nghiệp; kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm; hỗ trợ phát triển hệ thống kho lưu trữ trong cả nước phân bổ ở các vùng; bảo hiểm cho nông nghiệp...

Bộ trưởng Bộ NNPTNN Cao Đức Phát cho rằng thừa nhận nông nghiệp có tăng trưởng nhưng nông dân vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Nguyên nhân do quy mô sản xuất của gia đình nhỏ lẻ khi tăng lên dấu hiệu không rõ nét và không đồng đều, bên cạnh đó lạm phát đã triệt tiêu một phần giá trị thu được. “Xu hướng tăng chậm lại của ngành nông nghiệp là do hơn 2 năm vừa qua nhu cầu thị trường trong nước tăng yếu, xuất khẩu gặp khó khăn. Tác động của những tồn tại về cơ cấu của ngành bộc lộ ngày càng mạnh” - Bộ trưởng Cao Đức Phát lý giải.

Quyết tâm tái cơ cấu 

Đại biểu Đỗ Thị Huyền Tâm (Bắc Ninh) cho rằng, kinh tế chưa ổn định, bền vững thì cần quan tâm hơn tới lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, thực hiện mạnh mẽ, toàn diện trên thực tế. “Đề án tái cơ cấu nông nghiệp phải gắn với xây dựng nông thôn mới, nhân rộng các mô hình sản xuất quản lý có hiệu quả, tăng cường liên kết hợp tác giữa doanh nghiệp và người nông dân” - bà Tâm đề nghị. 

"Vấn đề đặt ra là vì sao thu nhập của nông dân vẫn thấp. Nói năng suất thấp thì thu nhập thấp là không phải, ở đây sản phẩm năng suất cao mà thu nhập thấp là tại chỗ nào”.
Ông Nguyễn Thiện Nhân - Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam 

Trong khi đó, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) nêu vấn đề, 3 năm qua mặc dù Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi cho nông nhưng tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp ngày càng giảm. Năm 2013 tăng trưởng của nông nghiệp chỉ đạt 2,67%, kinh tế hộ gia đình bộc lộ nhiều nhược điểm, giá đầu vào cao, giá bán nông sản thấp, sức mua của nông dân giảm, sản xuất không có lãi, sản phẩm nông nghiệp Việt Nam khó cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới... Từ đó dẫn đến tình trạng người nông dân bỏ ruộng, bỏ vườn ra thành phố kiếm sống ngày càng nhiều. 

Lo ngại về thị trường xuất khẩu nông sản, đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) cho rằng giá hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc rất rẻ mạt, có mặt hàng chỉ bằng 1/10 giá bán ở thị trường các nước phương Tây. “Phải đầu tư đủ mức cho các chuỗi giá trị nông sản, các cụm nông nghiệp và thông qua các hiệp định thương mại tự do để tiếp tục đa dạng hóa đầu ra cho các sản phẩm, đặc biệt là nông sản của Việt Nam tại các thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng của thế giới” - ông Lộc kiến nghị. 
Nguồn: danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 371

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 370


Hôm nayHôm nay : 66940

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1288723

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74335694