19:34 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đăng kiểm tàu cá - Đừng chỉ chờ ý thức ngư dân!

Thứ ba - 05/03/2013 20:48
Thống kê mới nhất từ cơ quan chuyên môn, toàn tỉnh hiện có khoảng 3.833 tàu cá các loại với 4 nghề chủ lực là: kéo, vây, rê, câu; trong đó, số tàu thuộc diện đăng kiểm (trên 20CV) là 835, nhưng mới có 381 tàu trong số này tiến hành theo quy định. Dẫu chưa phát hiện vụ tai nạn đáng tiếc nào liên quan đến việc không đảm bảo an toàn phương tiện, song, không có nghĩa hoạt động kiểm định tàu cá được phép xem nhẹ…

 

Đăng kiểm tàu cá là hoạt động quản lý về kỹ thuật, thực hiện kiểm tra an toàn kỹ thuật từ khi thiết kế, đóng lắp và trong suốt quá trình sử dụng nhằm đảm bảo tàu cá hoạt động an toàn trong các điều kiện nhất định. Việc kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá bao gồm: thân tàu, máy, các trang thiết bị hàng hải, khai thác thủy sản và các trang thiết bị đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn lắp đặt trên tàu cá.

Hà Tĩnh đảm bảo an toàn nghề cá trong mùa mưa bão
Tỷ lệ đăng kiểm tàu cá mới đạt hơn 40% là con số mà ngành chức năng phải suy nghĩ

Là cơ quan quản lý chuyên ngành về lĩnh vực này, năm 2012 vừa qua, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Hà Tĩnh đã làm thủ tục đăng kiểm cho 381/835 tàu, trong đó đăng kiểm lần đầu 73 chiếc và đăng kiểm định kỳ 308 chiếc. Việc đăng kiểm lần đầu áp dụng cho tàu đóng mới và cải hoán, sau một năm hoạt động thì các tàu thuộc loại hình này buộc phải “tái khám” một lần.

Như con số mà đơn vị làm nhiệm vụ đăng kiểm tàu cá đưa ra, ngoại trừ số tàu đăng kiểm lần đầu thì tỷ lệ tàu cá đăng kiểm định kỳ toàn tỉnh mới đạt hơn 40%. Bằng cảm tính cũng có thể thấy, con số đó thấp thua rất nhiều so với tỷ lệ đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ, dù hoạt động giao thông đường biển luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn và khó xử lý hơn đường bộ mỗi lúc vô tình xảy ra tai nạn.

Lý giải về tỷ lệ tàu cá đăng kiểm còn thấp, ông Trần Xuân Hoàng – Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Hà Tĩnh cho hay: Lâu nay, việc kiểm tra, kiểm soát an toàn tàu cá cùng các quy định về người và phương tiện ra khơi chịu sự quản lý của lực lượng bộ đội biên phòng. Thế nhưng, lực lượng này cũng chỉ giám sát được đối với những tàu ra vào cửa biển, cửa lạch, còn những tàu quanh năm suốt tháng lênh đênh trên biển đi hết vùng này đến vùng khác, neo hết cảng này đến cảng khác thì không thể kiểm tra hết được. Đối với những tàu chuyên khai thác vùng ven bờ thì không phải lúc nào cũng trăm phần trăm trong số 762 tàu thuộc diện đăng kiểm định kỳ ra khơi.

Nói vậy nhưng người đứng đầu cơ quan có nhiệm vụ kiểm định tàu cá cũng thừa nhận hoạt động đăng kiểm thuộc lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, bị động. Khác với đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ, đến kỳ kiểm định, chủ phương tiện chủ động đưa phương tiện đến cơ quan đăng kiểm để làm thủ tục kiểm tra thì với đăng kiểm tàu cá, chủ tàu chỉ có trách nhiệm thông báo cho cơ quan kiểm định tiến hành làm thủ tục, sau đó cử người trực tiếp nơi tàu neo đậu để tiến hành kiểm tra phương tiện. Thế nhưng, dù đơn vị kiểm định luôn bố trí đăng kiểm viên sẵn sàng bất kể ngày, giờ nào khi chủ phương tiện yêu cầu thì vẫn còn không ít chủ tàu cá đánh bắt gần bờ đang thờ ơ với việc này dù phí kiểm định không phải quá cao (thường từ 300 – 500 ngàn đồng/chu kỳ kiểm định 12 tháng).

“Vấn đề cốt lõi nằm ở ý thức của các chủ tàu mà thôi chứ để xử lý họ thì khó lắm. Hàng năm, Chi cục đều phối hợp với các đơn vị liên quan, chính quyền địa phương tuyên truyền, khuyến nghị ngư dân chấp hành tốt quy định đăng kiểm nhưng phần vì số tàu đánh bắt gần bờ còn nhiều, lại không hoạt động thường xuyên, hơn nữa nghề này còn có thói quen cứ khoảng 6 tháng thì đưa tàu (vỏ gỗ) lên đà sửa chữa một lần nên dựa theo đó, nhiều chủ tàu không tiến hành kiểm định nữa”, ông Hoàng cho biết thêm.

Với 137 km chiều dài bờ biển từ Cửa Hội đến Đèo Ngang, trong đó có 4 cửa lạch là: Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng và Cửa Khẩu, từ lâu, nghề khai thác thủy sản đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn nhân khẩu đi biển và các dịch vụ trên bờ. Việc đảm bảo an toàn cho người và phương tiện ra khơi không thể xem nhẹ bởi những yếu tố bất thường của thiên tai, trong đó có vai trò không nhỏ từ công tác kiểm định tàu cá. Thiết nghĩ, cùng với tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức đảm bảo an toàn của các chủ tàu, đội ngũ thuyền viên và mỗi ngư dân, các ngành chức năng cần có các giải pháp mạnh tay hơn trong việc kiểm tra, xử lý phương tiện vi phạm để hoạt động đăng kiểm tàu cá phát huy tác dụng

Hải Xuân
Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 157

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 156


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1157760

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71385075