02:55 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đang làm phiên dịch lương 20 triệu /tháng, về quê nuôi bò lãi trăm triệu

Chủ nhật - 27/08/2017 08:52
Là một thông dịch viên tiếng Hàn đang có công ăn việc làm ổn định ở TP Hồ Chí Minh với mức lương từ 15 - 20 triệu đồng/tháng, nhưng anh Lâm Thành Ðức (32 tuổi, ngụ tại Tổ dân phố 9, thị trấn Ðạ Tẻh, huyện Ðạ Tẻh) vẫn quyết định về quê làm trang trại với giống bò nhập khẩu từ Úc và Pháp để chăn nuôi phát triển kinh tế làm giàu.
   
 
 

 dang lam phien dich luong 20 trieu /thang, ve que nuoi bo lai tram trieu hinh anh 1

Anh Đức bên đàn bò nhập ngoại đang vỗ béo. Ảnh: K.Phúc

Qua cuộc trò chuyện, chúng tôi mới thấy được ý chí và nghị lực vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng của chàng thanh niên thế hệ 8X Lâm Thành Đức. 18 tuổi, cái tuổi đẹp nhất của thời trai trẻ, Đức đã rời quê hương đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc. Với 10 năm làm việc ở xứ người, sau đó anh trở về Việt Nam làm thông dịch viên cho một công ty ở TP Hồ Chí Minh với mức lương ổn định từ 15 - 20 triệu đồng/tháng.

Đang có mức thu nhập mà nhiều người ở tuổi mình mơ ước, nhưng anh nhận thấy việc làm công ăn lương với nhiều áp lực rất khó để làm giàu. Rồi anh nghĩ rằng, để vươn lên làm giàu chính đáng là phải tự mình làm chủ chính bản thân mình. Chính suy nghĩ đó, đã thôi thúc anh mạnh dạn từ bỏ công việc ổn định về quê đầu tư xây dựng trang trại phát triển chăn nuôi.

Anh Đức cho biết: “Trước khi quyết định đầu tư xây dựng trang trại, tôi đã tìm hiểu và nhận thấy khí hậu, thổ nhưỡng và nguồn thức ăn ở vùng đất Đạ Tẻh là rất lý tưởng để phát triển chăn nuôi bò. Sau đó, tôi đã tìm về một số trang trại chăn nuôi bò thịt ở các tỉnh miền Tây để tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật.

Năm 2015, tôi quyết định nghỉ việc ở TP Hồ Chí Minh về đầu tư gần 1,5 tỷ đồng mua 1 ha đất xây dựng chuồng trại, trồng cỏ và mua 25 con bò lai sind ở địa phương về nuôi vỗ béo. Sau gần 1 năm chăm sóc vỗ béo đàn bò, tôi đã xuất bán lứa bò đầu tiên và thu được nguồn lợi nhuận gần 200 triệu đồng”.

Từ kinh nghiệm thực tế và tìm hiểu qua sách, báo, Đức nhận thấy việc nuôi bò vỗ béo thì các giống bò nhập ngoại từ Úc hay Pháp mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với giống bò địa phương mà mình đã từng nuôi. Đức chia sẻ: “Tìm hiểu từ sách, báo và mạng internet mình nhận thấy, ưu điểm vượt trội mà các giống bò thuần chủng của Úc và Pháp là khung hình to lớn và tăng trọng nhanh hơn so với bò địa phương. Vì vậy, mình đã quyết định nhập khẩu 25 con bò siêu thịt các giống Brahman và Red angus thuần chủng của Úc và bò Chorolais của Pháp về nuôi”.

Để vỗ béo đàn bò nhập ngoại, Đức đã chọn cách chăm sóc bò theo quy trình TMR - Total Mixed Ration (quy trình phối trộn thức ăn hỗn hợp cho bò). Với quy trình này, hàng ngày, đàn bò nhập ngoại của Đức được cung cấp đầy đủ các chủng loại thức ăn cần thiết (thô, tinh và bổ sung…) có đầy đủ chất dinh dưỡng (năng lượng, prôtein, khoáng và vitamin…).

Tất cả đều được Đức trộn lẫn với nhau và cho bò ăn cùng lúc. Chính việc áp dụng quy trình chế biến thức ăn này đã giúp Đức tận dụng được nguồn thức ăn dồi dào sẵn có ở địa phương cho bò như cây bắp, rơm rạ và cỏ. Đồng thời, với quy trình chế biến thức ăn khoa học đã hạn chế tối đa các bệnh đường ruột và giúp bò kích thích tiêu hóa ăn nhiều.

Cùng với đó, để phòng bệnh cho bò vào thời điểm “giao mùa”, Đức đã chủ động tìm hiểu triệu chứng các loại bệnh thường gặp như phó thương hàn, tụ huyết trùng, lở mồm long móng... để tuân thủ khâu tiêm vắc xin phòng bệnh đúng theo định kỳ. Ngoài ra, hàng ngày, hàng tuần Đức còn đặc biệt chú trọng đến việc vệ sinh chuồng trại, phun xịt các loại thuốc khử trùng.

“Với quy trình TMR mà tôi áp dụng để vỗ béo, sau 6 - 8 tháng, đàn bò nhập ngoại có thể đạt trọng lượng từ 700 - 800 kg/con. Sau khi xuất bán mang lại cho tôi nguồn lợi nhuận từ 13 - 15 triệu đồng/con. Sau gần 2 năm chăn nuôi, tôi đã xuất bán được gần 50 con bò các giống thuần chủng của Úc và Pháp. Hiện, tôi đang có đàn bò 25 con, tất cả đều là giống nhập ngoại đã được vỗ béo tháng thứ 4. Trong tương lai, tôi sẽ đầu tư mở rộng chuồng trại để đầu tư nuôi vỗ béo từ 40 - 50 con/lứa” - Đức cho biết thêm.

Chị Phạm Thị Duyên, Bí thư Đoàn Thanh niên thị trấn Đạ Tẻh (huyện Đạ Tẻh), khẳng định: “Anh Đức là một trong những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của địa phương đã được Huyện Đoàn Đạ Tẻh tuyên dương khen thưởng trong năm 2016. Hiện nay, anh Đức là người duy nhất ở địa phương xây dựng mô hình chăn nuôi vỗ béo các giống bò ngoại nhập mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với những thành công trên con đường khởi nghiệp của mình, anh thực sự là một tấm gương sáng đáng để các đoàn viên, thanh niên huyện nhà học hỏi và làm theo”.

Theo báo danviet.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 254

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 253


Hôm nayHôm nay : 52755

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1111056

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71338371