22:00 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đâu rồi hoa lợi hữu cơ? (bài cuối)

Thứ ba - 18/09/2018 23:01
“Nông nghiệp hữu cơ là yêu cầu tất yếu để tham gia chuỗi nông sản toàn cầu” Đó là nhận định của Tiến sĩ Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng khi trao đổi với phóng viên về định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ của tỉnh Lâm Đồng trong trước mắt cũng như lâu dài. Và theo Tiến sĩ Phạm S: “Lâm Đồng được đánh giá đa dạng về chủng loại cây trồng, vật nuôi có quy mô lớn diện tích ứng dụng công nghệ cao, nhưng đến nay chứng nhận hữu cơ cũng mới chỉ thực hiện trên cây chè, rau và chăn nuôi bò sữa. Điều này cho thấy sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang trở thành nhu cầu rất cao của Lâm Đồng nói riêng, cả nước nói chung để tham gia chuỗi nông sản toàn cầu...”.
 
Tiến sĩ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S (người đứng) phát biểu tại diễn đàn Ngày Hà Lan tại Việt Nam. Ảnh: V.Việt
Tiến sĩ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S (người đứng) phát biểu tại diễn đàn Ngày Hà Lan tại Việt Nam. Ảnh: V.Việt
Phóng viên: Là một nhà khoa học hướng nghiên cứu ứng dụng, Tiến sĩ Phạm S cho biết nguyên tắc chung nông nghiệp hữu cơ như thế nào?
 
Tiến sĩ Phạm S: Theo Liên đoàn Nông nghiệp Hữu cơ Quốc tế (IFOAM): “Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất để duy trì sức khỏe của đất, hệ sinh thái và con người. Nó dựa trên quá trình sinh thái, đa dạng sinh học và chu trình thích nghi với điều kiện địa phương, chứ không phải là việc sử dụng các yếu tố đầu vào có tác dụng phụ. Nông nghiệp hữu cơ kết hợp truyền thống, đổi mới và khoa học có lợi cho môi trường chung và thúc đẩy các mối quan hệ công bằng và chất lượng cuộc sống tốt đẹp cho tất cả các bên tham gia. Bởi vậy sản xuất nông nghiệp hữu cơ là canh tác an toàn có kiểm soát, mọi công đoạn từ khâu làm đất đến thu hoạch đều được ghi chép để truy xuất nguồn gốc nếu có vấn đề khi tiêu dùng…
 
Phóng viên: Tiến sĩ có thể khái quát những nét chính của bức tranh canh tác hữu cơ trong nước và trên thế giới hiện nay?
 
Tiến sĩ Phạm S: Đối với Việt Nam, lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, song do cơ chế chính sách và thị trường tiêu thụ, khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ còn hạn chế, do đó diện tích nông nghiệp hữu cơ còn khiêm tốn so với tiềm năng. Theo Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, cả nước vào năm 2015 có 33/63 tỉnh, thành phố có mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ với khoảng 76 ngàn ha, tăng gấp 3,6 lần so với năm 2010, tập trung ở các tỉnh như: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Hà Nam, Hòa Bình, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh... Hiện nay, sản phẩm hữu cơ tiêu thụ chủ yếu trong nước và một phần xuất khẩu đến thị trường Nhật Bản, Anh, Hàn Quốc, Singapore, Nga...
 
Thống kê của Viện Nghiên cứu nông nghiệp hữu cơ thế giới (FiBL), đến năm 2017 có khoảng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tổng diện tích khoảng 51 triệu ha, tập trung ở châu Úc, châu Âu, Hoa Kỳ, châu Á và châu Phi. Trong đó, lớn nhất là châu Úc 22,8 triệu ha, chiếm 45%; châu Âu là 12,7 triệu ha, chiếm 25%; châu Á gần 4,0 triệu ha, chiếm 8,0% diện tích canh tác nông nghiệp hữu cơ thế giới. Tổng doanh thu nông nghiệp hữu cơ toàn cầu đạt khoảng 90 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng khoảng 20%; thị phần nông nghiệp hữu cơ chiếm khoảng 1,2%; tại một số thị trường có nhu cầu thực phẩm hữu cơ cao như: Hoa Kỳ và châu Âu chiếm thị phần tương ứng 47% và 35%, châu Á là thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ đứng thứ ba trên thế giới.
 
Phóng viên: Với tỉnh Lâm Đồng được đánh giá đứng hàng đầu cả nước về đa dạng nông sản công nghệ cao. Đây có phải lợi thế so sánh để Lâm Đồng phát triển nông nghiệp hữu cơ?  
 
Tiến sĩ Phạm S: Lâm Đồng là tỉnh được đánh giá đa dạng về chủng loại cây trồng, vật nuôi có quy mô lớn diện tích ứng dụng công nghệ cao, nhưng cho đến nay chứng nhận hữu cơ cũng mới chỉ được thực hiện trên cây chè, rau và chăn nuôi bò sữa. Điều này cho thấy sản xuất nông nghiệp hữu cơ là nhu cầu cực cao trong chuỗi nông sản toàn cầu, song quy trình thực hiện cực kỳ nghiêm ngặt nên khả năng mở rộng quy mô rất chậm. Vì vậy, đến nay, toàn tỉnh có khoảng 213,2 ha diện tích sản xuất hữu cơ. Cụ thể: sản xuất chè có Công ty Chè VINASUZUKY được tổ chức an toàn thực phẩm của Đức chứng nhận năm 2004, quy mô 124 ha; sản xuất rau hiện có 5 doanh nghiệp đã được chứng nhận sản xuất hữu cơ với diện tích 19,2 ha, trong đó, Công ty TNHH Liên Doanh Organic Đà Lạt là doanh nghiệp đi đầu trong sản xuất rau hữu cơ với khoảng 150 chủng loại rau quả khác nhau, trên diện tích 3,69 ha (2014); Công ty TNHH TM DV SX Tượng Sơn (2 ha) và Công ty TNHH Florama Việt Nam (2,7 ha); Trang trại Vườn ươm Thiên Sinh (Đơn Dương 8 ha). Cả 4 doanh nghiệp đều được tổ chức chứng nhận Control Union Certifications chứng nhận theo tiêu chuẩn USDA của Hoa Kỳ cấp từ năm 2012 - 2016; riêng Trang trại hữu cơ Huyền Thoại có quy mô 2,8 ha được cấp Chứng nhận tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ - Canada Organic cấp năm 2016. Chăn nuôi hữu cơ có Công ty Cổ phần sữa Việt Nam xây dựng Trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt quy mô 70 ha với 500 con bò sữa và đã được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu do Control Union (Hà Lan) cấp năm 2017.
 
Cả 6 công ty được chứng nhận hữu cơ về rau và chè đều có hệ thống sơ chế đóng gói, bảo quản đã được cấp chứng nhập ISO 2200, HACCP đạt tiêu chuẩn châu Âu. Hiện tại, sản phẩm hữu cơ của các doanh nghiệp được cung cấp chủ yếu cho các đối tượng tiêu dùng cao cấp như người nước ngoài hiện đang sống và làm việc tại Việt Nam, các khách sạn lớn, công ty cổ phần suất ăn của hãng hàng không và một số khách hàng có nhu cầu tiêu dùng cao cấp khác và xuất khẩu. 
 
Phóng viên: Hiện nay nhận diện đâu là những khó khăn và thách thức về nông nghiệp hữu cơ ở Lâm Đồng?
 
Tiến sĩ Phạm S: Trong những năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã tập trung các giải pháp trọng tâm để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng như: Quy hoạch với định hướng nâng cao năng suất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phát triển bền vững; thực hiện quyết liệt chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; sản xuất nông sản quy mô hàng hóa có chứng nhận theo tiêu chuẩn; đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ, lồng ghép các nguồn vốn, triển khai các dự án sản xuất nông nghiệp hữu cơ; hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu…
 
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam cũng như tỉnh Lâm Đồng cũng đối diện với những khó khăn, thách thức như sau: 
 
Chưa có quy hoạch về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chưa có các cơ chế, chính sách hỗ trợ riêng mà lồng ghép trong các chương trình, dự án khác. Tại Việt Nam chưa có tổ chức kiểm tra chứng nhận sản xuất hữu cơ, việc chứng nhận hữu cơ phải thuê các tổ chức nước ngoài nên chi phí cao, khó thực hiện, nhất là với doanh nghiệp nhỏ hoặc hộ dân. Các quy trình, tài liệu tập huấn sản xuất hữu cơ còn hạn chế, doanh nghiệp và nông dân khó tiếp cận. 
 
Người tiêu dùng chưa tin tưởng và khó phân biệt giữa sản phẩm hữu cơ và các sản phẩm thông thường khác, chính vì vậy, tuy nhu cầu thị trường cao nhưng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ vẫn khó tiêu thụ, chỉ các tổ chức, cá nhân có hợp đồng trước, với đầy đủ các chứng nhận hợp lệ mới có thể đứng vững trên thị trường. 
 
Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ nên chi phí đầu tư còn cao; nguồn nhân lực tinh thông sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn quá ít so với yêu cầu; chưa xây dựng các chương trình trọng điểm và đầu tư nguồn lực tương xứng để tạo đột phá nông nghiệp hữu cơ.
 
Sản xuất rau hữu cơ trong chuỗi nhà kính mini ngoài trời ở xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương. Ảnh: V.Việt
Sản xuất rau hữu cơ trong chuỗi nhà kính mini ngoài trời ở xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương. Ảnh: V.Việt
Phóng viên: Như vậy để nông nghiệp hữu cơ Việt Nam nói chung, nông nghiệp hữu cơ tỉnh Lâm Đồng nói riêng tiếp tục phát triển đáp ứng nhu cầu tham gia chuỗi nông sản toàn cầu, theo Tiến sĩ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cần nhất những yêu cầu gì?  
 
Tiến sĩ Phạm S: Cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về nông nghiệp hữu cơ bằng nhiều hình thức phù hợp, trong đó chú trọng khai thác các điểm thông tin khoa học công nghệ cơ sở để cập nhật các mô hình mới để nhân rộng trong thời gian tới, đặc biệt chú trọng cây trồng, vật nuôi có lợi thế cao.
 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần sớm có khung pháp lý, các chính sách về nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam tương đồng tiêu chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo rào cản kỹ thuật thương mại WTO; xây dựng đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2018 -2025 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm khai thác tiềm năng, tham gia chuỗi nông sản toàn cầu. Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, các đề tài khoa học có tính ứng dụng cao như công nghệ sinh học, quy trình canh tác, chăn nuôi hữu cơ phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi; nghiên cứu các sản phẩm phân bón sinh học, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hữu cơ; chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với quy trình canh tác hữu cơ và thích ứng với biến đổi khí hậu.
 
Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tiếp tục khảo sát về tình hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam, điều chỉnh bổ sung hoàn thiện tiêu chuẩn: TCVN 11041:2015 - Hướng dẫn sản xuất, chế biến, ghi nhãn và tiếp thị thực phẩm nông nghiệp hữu cơ đáp ứng yêu cầu và dự báo xu thế phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Đối với doanh nghiệp, trang trại và nông hộ, cần thay đổi nhận thức nông nghiệp hữu cơ trước yêu cầu mới đó là: nông nghiệp hữu cơ ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh 4.0 trên cơ sở tuân thủ 4 nguyên tắc nông nghiệp hữu cơ, chứ không chỉ nông nghiệp hữu cơ chỉ là nông nghiệp quảng canh, nông nghiệp tự nhiên, nông nghiệp sinh thái...
 
Tăng cường hợp tác quốc tế về nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt hợp tác với Liên đoàn Nông nghiệp hữu cơ quốc tế IFOAM để tiếp cận tiêu chuẩn và tổ chức sản xuất về nông nghiệp hữu cơ...
 
Phóng viên: Xin trân trọng cám ơn Tiến sĩ Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng!
 
Ghi chép VĂN VIỆT/baolamdong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 117

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 116


Hôm nayHôm nay : 44538

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 969297

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72652006