10:08 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Để nông sản Việt thoát vòng luẩn quẩn “được mùa, mất giá”

Thứ hai - 26/06/2017 22:26
Nhiều loại nông sản đã liên tiếp bị rớt giá mạnh trong những ngày gần đây. Gần đây nhất, ở các tỉnh phía Nam, thương lái trả giá rất rẻ, chưa đầy 2.000/ kg. Nhiều nông dân lại kêu gọi công đồng “giải cứu”chuối.
Vế vấn đề nông sản liên tục được mùa rớt giá, phóng viên báo Tin Tức đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hồng Sơn – Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về việc quy hoạch lại vùng trồng để hạn chế điệp khúc “được mùa, rớt giá”

Ông Nguyễn Hồng Sơn – Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Ảnh: H.V 

Ông đánh giá như thế nào về việc nông sản  Việt Nam liên tục được mùa rớt giá trong thời gian qua? 

Thứ nhất phải khẳng định tốc độ và năng lực sản xuất của nông nghiệp Việt Nam nhanh hơn so với nhu cầu của thị trường, dẫn đến tình trạng thừa cung. Muốn không vênh sản xuất cung và cầu cần có hợp đồng liên kết và tiêu thụ, nhưng số lượng hợp đồng liên kết rất ít. Trong khi đó, doanh nghiệp chưa dám đầu tư sâu, vẫn còn tình trạng “bẻ kèo” giữa nông dân và DN. Thiếu hành lang pháp lý đầy đủ trong liên kết do có quá nhiều hộ nông dân tham gia trong liên kết… điều này dẫn đến tình trạng nông dân vẫn sản xuất theo kiểu “phong trào”. 

Bên cạnh đó, thị trường nông sản của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc, đây cũng là thị trường phù hợp đối với nông sản Việt, nhưng xuất khẩu chính ngạch lại chưa khơi thông được nhiều, chủ yếu là biên mậu. Khi Trung Quốc có hành lang tự bảo vệ với những mặt hàng mà họ không có lợi thế cạnh tranh bằng mệnh lệnh hành chính hoặc phi hành chính sẽ gây bất lợi cho nông sản Việt Nam.

Nhiều ý kiến cho rằng, phá vỡ quy hoạch, không theo tín hiệu thị trường là nguyên nhân khiến nông sản rớt giá. Ông đánh giá như thế nào về ý kiến này?

Tôi cho rằng, không thể cứ được mùa mất giá là đổ lỗi cho vỡ quy hoạch. Quỹ đất là có hạn và đã phân bố hết cho từng loại cây trồng. Rõ ràng, không phải tất cả các cây trồng khi xảy ra tình trạng thừa cung đều là do nguyên nhân vỡ quy hoạch. 

Về lâu dài, quy hoạch cũng chỉ mang tính định hướng, không thể quy hoạch “cứng” hoàn toàn. Mặt khác, khi có tín hiệu thị trường tốt, phải để cho dân sản xuất, không thể áp quy hoạch cứng nhắc. 

Bên cạnh đó, điều quan trọng là cần có hợp đồng kinh tế vững chắc giữa DN trong nước với đối tác nước ngoài, giữa nông dân với DN để tìm ra được tín hiệu thị trường và tiêu thụ ổn định cho dân.

Do giá chuối thấp, trong khi công thu hoạch cao nên nhiều hộ dân để chuối chín rục tại vườn. Ảnh: Sỹ Tuyên/TTXVN 

Thực tế hiện nay, đã có quy hoạch cây con chủ lực nhưng nông dân vẫn phá vỡ quy hoạch, về phía cơ quan nhà nước có cơ chế gì để xử lý vấn đề này?

Hiện nay, chúng ta không có cơ sở để thực hiện các mệnh lệnh hành chính, chỉ khi chính sách bảo hiểm ra đời và thực hiện ký kết bảo hiểm thì những người nào không thực hiện trong quy hoạch sẽ không được chế độ bảo hiểm, khi rủi ro thị trường thì nông dân phải chịu. Lúc đó, người dân mới có thể nhận thức một cách đầy đủ về ý nghĩa của việc quy hoạch. 

Rõ ràng hiện nay, người nông dân phá quy hoạch là do họ cũng đang mông lung, không biết nên trồng gì, chủ yếu là bắt chước lẫn nhau. Thứ hai, thông tin quy hoạch hiện nay còn chậm, dẫn đến tình trạng địa phương không biết thực hiện theo quy hoạch gì, địa phương nào cũng nghĩ mình đang nằm trong quy hoạch. 

Sắp tới đây, từ quy hoạch tổng của Trung ương, các địa phương cần có các quy hoạch chi tiết xuống cấp huyện, cấp xã và giao chỉ tiêu, định hướng cho lãnh đạo các cấp trực tiếp quản lý,  để có thể định hướng cho người dân không phá quy hoạch. 

Thứ hai, cần phải nghĩ đến các chính sách ưu tiên khuyến khích của nhà nước. Vùng có quy hoạch cây trồng thì cần đầu tư cơ sở hạ tầng điện nước, thủy điện, kho bãi, chế biến theo cây trồng đó. Khi nông dân trồng sai quy hoạch, với thiết chế hạ tầng không phù hợp nông dân phải chịu. Còn dùng mệnh lệnh hành chính thì hiện tại chúng ta không dùng và tương lai chúng ta cũng không dùng.

Vậy Bộ NN&PTNT  có những giải pháp gì để quy hoạch lại vùng trồng, thưa ông?

Từ các bài học vừa qua, các cơ quan cũng phải rút kinh nghiệm trong việc nhanh chóng điều chỉnh các quy hoạch một cách linh hoạt, để xuất với nhà nước không cứng nhắc trong việc thực hiện phê duyệt quy hoạch. Khi tín hiệu thị trường tốt, chúng ta nhanh chóng có biện pháp tuyên truyền xuống địa phương, để địa phương biết và điều chỉnh quy hoạch. 

Thứ hai là thông tin thị trường kịp thời, để địa phương xác định tăng hoặc giảm quy mô sản xuất, hướng dẫn nông dân cho phù hợp. 

Thứ ba, Bộ NN&PTNT xác định cần phải xây dựng thành công ba trục sản phẩm để tạo đột phá. Cụ thể, nhóm thứ nhất là sản phẩm chủ lực quốc gia gồm những sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên.

Nhóm thứ hai là các sản phẩm cấp tỉnh, Bộ sẽ cùng với các tỉnh phối hợp xây dựng những vùng nguyên liệu, xác định những đối tượng lợi thế của từng tỉnh, từ đó tập trung nhóm giải pháp tổng thể vào để đưa những mặt hàng này thành những mặt hàng chủ lực của địa phương, ví dụ như vải thiều Bắc Giang, nhãn lồng Hưng Yên, na dai Lạng Sơn, xoài Cao Lãnh (Đồng Tháp)…tới đây sẽ được xây dựng theo hướng mỗi địa phương có 1 - 2 sản phẩm chủ lực.

Cuối cùng, nhóm sản phẩm vùng miền, gồm những đặc sản nhưng có quy mô nhỏ, sẽ được xây dựng và phát triển gắn với xây dựng nông thôn mới ở xã theo mô hình “mỗi làng, xã một sản phẩm”.

Hiện Bộ đã chỉ đạo Cục Trồng trọt xác định các sản phẩm chủ lực Quốc gia để từ đó Nhà nước có chính sách hỗ trợ.  
 
H.V/Báo Tin Tức
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 322

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 321


Hôm nayHôm nay : 78686

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1050854

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71278169