11:23 EST Thứ sáu, 08/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đề xuất đưa Cysteamine vào danh mục chất cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi

Thứ hai - 14/11/2016 05:11
Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện đang soạn thảo Thông tư để đưa chất Cysteamine (Cys) vào Danh mục chất cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi.


Đề xuất đưa Cysteamine vào danh mục chất cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi. Ảnh minh họa: TTXVN

Đồng thời, tiến hành các thủ tục để chỉ định các phòng thử nghiệm phân tích chất Cys phục vụ quản lý nhà nước. Dự kiến, sẽ hoàn thiện Thông tư này trong tháng 12/2016. 

Trong khi chờ đợi Thông tư được ban hành, Cục Chăn nuôi đề xuất trước mắt cần tăng cường các biện pháp quản lý nhập khẩu và lưu hành các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chứa chất Cys. Bên cạnh đó, gia tăng tần suất kiểm tra, phân tích chất Cys đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi và sản phẩm chăn nuôi như: nước tiểu, thịt và phủ tạng.

Cục Chăn nuôi cho biết, Cys là chất kháng hooc môn có vai trò kích thích sinh trưởng vật nuôi một cách gián tiếp. Theo lãnh đạo Cục Chăn nuôi, đến thời điểm hiện tại, không có bất kỳ sản phẩm thức ăn chăn nuôi công bố có chất Cys được phép lưu hành tại Việt Nam.

Tuy nhiên, để quản lý việc sử dụng chất Cys trong thời gian tới, ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi đề nghị: “Bộ nên đưa chất Cys vào danh mục cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi".

Nhưng, để có thêm cơ sở khoa học và điều kiện quản lý trước khi cấm sử dụng, Cục Chăn nuôi kiến nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển chăn nuôi cho phép chỉ định tạm thời một số phòng thử nghiệm phân tích chất Cys trong thức ăn chăn nuôi và sản phẩm vật nuôi để phục vụ kịp thời cho công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng Cys trong chăn nuôi.

Đồng thời giao Viện Thú y đưa nội dung nghiên cứu sản xuất kít thử nhanh Cys trong chương trình hợp tác với Nhật Bản; triển khai 1 đề tài khoa học tại Việt Nam kết thúc ngay trong năm 2017 (giao Viện Chăn nuôi chủ trì thực hiện) để đánh giá sự tồn tại sẵn có của Cys trong tự nhiên (nguyên liệu thức ăn, sản phẩm chăn nuôi), đánh giá hiệu quả sử dụng và sự chuyển hóa Cys công nghiệp trong cơ thể vật nuôi.

Bên cạnh đó, Cục Chăn nuôi cũng kiến nghị khẩn trương xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam về phương pháp phân tích chất Cys trong thức ăn và sản phẩm chăn nuôi để thống nhất áp dụng trong các đơn vị phân tích trong nước. Đồng thời, tăng cường truyền thông, thông tin về tác hại của việc sử dụng chất Cys trong chăn nuôi đến người sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi và người chăn nuôi.

Thời gian qua, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát hiện một số sản phẩm thức ăn chăn nuôi có sử dụng chất Cys nhập khẩu từ Thái Lan.

Nổi bật vào tháng 8/2016, đoàn thanh tra đột xuất đã phát hiện Công ty TNHH MTV Công nghệ đổi mới (địa chỉ: 39 Trần Quốc Hoàn, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh) nhập 2 loại sản phẩm dinh dưỡng bổ sung là Maxsure và Synergrown từ Thái Lan. Sau đó, bán cho các đại lý, các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi và các trang trại lợn khu vực phía Bắc và phía Nam (bao bì không ghi thành phần Cys).

Tuy nhiên, khi kiểm tra đã phát hiện hàm lượng Cys là 29.898 mg/kg và 30.645 mg/kg. Thanh tra Bộ đã ban hành quyết định xử phạt về hành vi nhập khẩu và kinh doanh chất không được cơ quan thẩm quyền cấp phép với số tiền 180 triệu đồng.

Thành Trung/BNEWS/TTXVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 130


Hôm nayHôm nay : 29806

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 319155

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70546470