Hiện Hà Tĩnh có diện tích rừng trồng nguyên liệu 72.600 ha, trong đó rừng keo chiếm 58.000 ha. Định hướng, thời gian tới, tỉnh chỉ đạo tập trung phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng phục vụ chế biến theo quy hoạch, để đến năm 2025 toàn tỉnh có khoảng 77.700 ha. Qua đó, sẽ cấp chứng chỉ FSC cho rừng trồng, hình thành vùng nguyên liệu cung cấp cho 2 nhà máy chế biến với diện tích 10.350 ha; xây dựng mô hình “khu rừng thâm canh kiểu mẫu” diện tích 3.000 ha gỗ nhỏ tại Cẩm Xuyên và Kỳ Anh.
Về phát triển chăn nuôi, cây thức ăn chăn nuôi được quy hoạch trên đất lâm nghiệp 3.800 ha. Thời gian tới sẽ phấn đấu nâng thêm 1.840 ha còn lại, để đến năm 2025 tổng diện tích thực hiện trên đất lâm nghiệp đạt con số 3.000 ha.
Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Nguyễn Văn Việt, mục tiêu đề án là quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững 360.700 ha rừng và đất lâm nghiệp hiện có theo quy hoạch, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. Tất cả hướng tới mục tiêu đưa tổng giá trị sản phẩm trên đất lâm nghiệp từ 3.000 tỷ đồng năm 2016 lên khoảng 7.500 tỷ đồng vào năm 2025.
Quá trình thực hiện, tỉnh sẽ chuyển đổi trên 6.300 ha rừng và đất lâm nghiệp để phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hoá chủ lực với giá trị đạt khoảng 5.400 tỷ đồng. Hoàn thiện hệ thống các cơ sở chế biến theo quy hoạch; hoàn thành xây dựng 2 nhà máy ván sợi MDF, OSP, OKAL, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm nghiệp đạt khoảng 90 triệu USD/năm.
Thời gian qua, Hà Tĩnh đã tiến hành nhiều cuộc hội thảo, tiếp thu ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các sở, ban, ngành, các địa phương để đề án hoàn chỉnh, sớm trở thành hiện thực.
Theo Diễm Hằng/Congluan.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn