22:55 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dịch tai xanh tiếp tục diễn biến phức tạp

Thứ ba - 10/07/2012 20:08
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng, trong 2 tuần qua, mặc dù toàn quốc không có thêm tỉnh mới bị dịch tai xanh nhưng tại các địa phương có dịch cũ, dịch vẫn đang diễn biến phức tạp.

Tại Lạng Sơn, trong 2 tuần qua, dịch tai xanh tiếp tục phát sinh tại các địa bàn mới. Tính đến ngày 8/7/2012, dịch đã xảy ra ở 474 hộ (tăng 123 hộ) thuộc 25 xã (tăng 11 xã) ở 7 huyện, trong đó có 3 huyện mới gồm: Bình Gia, Văn Quan và TP.Lạng Sơn làm 2.178 con lợn mắc bệnh (tăng 822 con), trong đó có 795 con lợn chết và tiêu hủy (tăng 548 con). Số lợn phục hồi là 1.167 con, hiện đang chăm sóc, theo dõi 209 con.

Tại Đồng Nai, dịch phát sinh từ ngày 12/6/2012 và đã lây lan ra 5 xã, thị trấn của huyện Vĩnh Cửu. Trong 2 tuần qua, phát sinh 10 xã mới có dịch của các huyện Long Thành, Trảng Bom, Nhơn Trạch và Cẩm Mỹ. Đến nay, đã có 306 hộ chăn nuôi ở 35 thôn, ấp, bản của 15 xã có lợn mắc bệnh. Tổng số lợn mắc bệnh là 4.751 con (tăng 2.361 con), số con chết và tiêu hủy là 2.383 con (tăng 1.549 con). Hiện tại, Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai đang tiến hành các biện pháp phòng chống dịch khẩn cấp để khống chế dịch.

 

Theo nhận định của Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh vẫn đang diễn biến phức tạp.

Tại Bình Dương, dịch phát sinh từ ngày 12/6/2012 và đã lây lan ra 4 xã thuộc huyện Tân Uyên. Trong 2 tuần qua, phát sinh thêm 5 xã mới có dịch tại huyện Tân Uyên, Bến Cát và Phú Giáo. Đến nay đã có 87 hộ chăn nuôi ở 16 thôn, ấp của 9 xã có lợn mắc bệnh. Tổng số lợn mắc bệnh là 1.297 con (tăng 335 con), số con chết và tiêu hủy là 1.297 con (tăng 470 con).

Phát biểu tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng chiều ngày 10/7/2012, ông Diệp Kỉnh Tần, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết: “Hiện vẫn còn nhiều địa phương vẫn đang loay hoay, bàn tính việc có nên hỗ trợ kinh phí phòng chống dịch cho người dân hay không, một số nơi chúng tôi phải đến tận nơi trực tiếp chỉ đạo thì các địa phương mới làm quyết liệt và thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người dân. Đặc biệt là Lạng Sơn đã phát dịch từ tháng 4, nhưng đến nay vẫn chưa dừng lại mà còn lan ra diện rộng. Khi mới phát dịch thì chỉ ở 1 huyện nhưng nay đã lan ra 6 huyện, tôi thấy lực lượng thú y ở đây chưa quyết liệt lắm. Tôi đề nghị trong thời gian tới các địa phương cần quyết liệt hơn, đảm bảo công tác phòng chống dịch trên địa bàn. Hiện, ngành chăn nuôi đang gặp nhiều khó khăn, đề nghị Cục Thú y, cục Chăn nuôi và các địa phương tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống dịch trong thời gian tới”.

Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm cũng yêu cầu các tỉnh hiện đang có dịch chưa qua 21 ngày, đặc biệt là Lạng Sơn, Đồng Nai và Bình Dương phải tiếp tục chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch quyết liêt; tổ chức tiêm phòng vắc xin bao vây ổ dịch; giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương quản lý chặt ổ dịch; tạm thời cấm vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn tại các huyện có dịch; tổ chức tiêu độc khử trùng liên tục, không để dịch lây lan rộng; lên phương án cụ thể bảo vệ đàn lợn tại các xã, phường chưa có dịch…

Đối với các địa phương có dịch đã qua 21 ngày và các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ… tiếp tục thực hiện việc giám sát chặt địa bàn, đặc biệt là các khu vực giáp ranh với vùng có dịch, đề phòng dịch tái phát. Đặc biệt, cần tăng cường kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn vào địa bàn. Rà soát kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh nguy hiểm cho đàn lợn, tổ chức tiêm phòng bổ xung tại những vùng có nguy cơ cao…

Văn Thương
(Nguồn:kinhtenongthon.com.vn)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 140

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 138


Hôm nayHôm nay : 42467

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 926058

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72608767