15:36 EST Thứ năm, 07/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Điểm nghẽn môi trường trong nông thôn mới

Thứ hai - 04/07/2016 05:54
Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, theo nhiều địa phương tiêu chí thứ 17 có lẽ là khó thực hiện nhất. Xây dựng môi trường nông thôn xanh-sạch-đẹp càng trở nên khó khăn hơn khi đại diện một số xã, huyện thẳng thắn cho rằng, càng phát triển kinh tế thì vấn đề môi trường càng trở nên nan giải...

 

Hàng rào xanh ở cụm dân cư Hương Trà- Hương Khê (Hà Tĩnh) – một điểm sáng về việc tạo cảnh quan xanh – sạch – đẹp.

1. Xét tổng thể trong bộ tiêu chí về Nông thôn mới (NTM)  sau hơn 4 năm triển khai xây dựng, môi trường là một trong những tiêu chí mà hầu hết các địa phương hiện đang đạt rất thấp. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến tháng 3/2016, đã có 1.761 (19,7%) xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới; 1.223 xã (13,7%) đạt 15 - 18 tiêu chí... Và trong 19 tiêu chí thì môi trường đang là vấn đề bức xúc nhất. Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đặt mục tiêu đến hết năm 2015, tỷ lệ số xã đạt tiêu chí môi trường là 37,7%. Tuy nhiên, mục tiêu này đã không đạt được như mong muốn. 

Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong hoàn thành xây dựng nông thôn mới với 201/386 xã được công nhận, đạt 52,07%. Điều đáng nói là trong 185 xã còn lại chưa được công nhận thì có tới 107 xã chưa đạt tiêu chí về môi trường. Trong đó, khó khăn nhất là vấn đề thu gom rác thải và nước thải.

Hay như xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên đến cuối năm 2015 đã đạt 15/19 tiêu chí, được đánh giá là địa phương có nhiều cách làm sáng tạo trong phong trào phát triển kinh tế - xã hội, trở thành điểm sáng trong xây dựng NTM của tỉnh Cao Bằng. Thế nhưng, vấn đề môi trường lại vô cùng nan giải. Kinh tế phát triển đồng nghĩa với vân đề thu gom rác, nước thải sinh hoạt hàng ngày, nước thải nông nghiệp từ chăn nuôi, khí thải phát sinh do chăn nuôi, chất thải rắn... ngày càng tăng. 

Có lẽ vì vậy mà sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn 177 xã của tỉnh Cao Bằng đến nay đã có trên 50% số xã đạt các tiêu chí: chợ nông thôn, bưu điện, y tế, hệ thống tổ chức chính trị - xã hội, an ninh trật tự xã hội... Riêng tiêu chí môi trường mới chỉ có 4/177 xã cơ bản đạt. 

Theo ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, môi trường nông thôn đang là vấn đề rất bức xúc hiện nay, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân cũng như mục tiêu phát triển nền nông nghiệp sạch và xây dựng NTM.

Theo đánh giá của một số địa phương, sở dĩ tiêu chí môi trường khó thực hiện bởi nhiều địa phương vẫn có quan niệm ưu tiên đầu tư cho hạ tầng nông thôn, phát triển kinh tế… còn môi trường thì để sau. Trong khi đó sức ép ô nhiễm ngày càng lớn từ sự gia tăng dân số; sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi, xử lý chất thải trong chăn nuôi, chất thải nông nghiệp, sinh hoạt, sản xuất nghề chưa được chú trọng đầu tư.

2. Bên cạnh sức ép ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng thì việc chú trọng đến cây xanh, hồ nước và môi trường sinh thái trong lành cho người dân nông thôn thời gian qua cũng không được chú trọng. GS.TS Đặng Huy Huỳnh - một trong những chuyên gia đầu ngành của Việt Nam trong lĩnh vực tài nguyên môi trường kể, thời gian qua, đi về một số địa phương, tôi có cảm giác người dân lạc lõng ngay trong chính môi trường sống của mình. Nhiều hàng rào cây xanh mát, những thảm cỏ, hồ nước trước đây giờ đã bị bê tông hóa. Đó đâu phải là không gian của làng quê. 

Cuộc sống của người dân nông thôn ngoài nhà cửa, chuồng nuôi, đường xá…dứt khoát phải có khoảng không gian xanh với cỏ cây, ao hồ, GS Huỳnh nhấn mạnh. Cây xanh tích lũy các bon, thải oxy, nước ở các hồ ao không chỉ giữ độ ẩm, giúp cho cây cối phát triển tốt mà còn tạo không khí mát mẻ cho người dân. Cái lợi đó không tính được bằng tiền, nó là sức khỏe, là sự bền vững cho cả thế hệ hôm nay và mai sau. 

Điều GS Huỳnh băn khoăn là Nhà nước đầu tư rất nhiều cho chương trình xây dựng nông thôn mới, đó là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, hợp lòng dân. Thế nhưng, khi thực hiện nhiều người còn máy móc, cứ nghĩ xây dựng một con đường, một công trình ngay hàng thẳng lối là đẹp, là hoàn thành các tiêu chí. Nhưng xây dựng nông thôn mới theo ông như thế chưa đủ, bằng chứng là đã có hẳn một tiêu chí về môi trường, trong đó việc giữ gìn không gian xanh vô cùng quan trọng. 

Về bất cập tại một số địa phương khi xây dựng nông thôn mới đó là, sau khi thực hiện tốt các tiêu chí về cơ sở vật chất hay tiêu chí về thu nhập…thì lại khó đạt tiêu chí về môi trường, GS Huỳnh chia sẻ, nên chăng khi thay thế các hàng rào cây xanh bằng tường gạch hay lấp một cái hồ để xây dựng một công trình nào đó chúng ta phải phân tích, cân nhắc xem nó ảnh hưởng thế nào đến môi trường sống của người dân? Từ đó có thể  tìm một giải pháp hợp lý hơn để vừa có công trình phục vụ dân sinh vừa giữ được không gian xanh cho người dân thụ hưởng. 

3. Bảo vệ môi trường không chỉ là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, Chính phủ mà là nhiệm vụ của toàn dân, trong đó Mặt trận vận động toàn dân thực hiện. Theo GS Huỳnh để làm tốt vấn đề bảo vệ môi trường, cần phải khơi dậy tiềm năng trong dân, đó là kinh nghiệm trong thực hiện, trong giám sát. Ông chia sẻ rằng, môi trường có trong lành thì  gia đình khỏe, cộng đồng khỏe. Môi trường của chúng ta hiện nay đang ở mức báo động, nhưng so với các nước đang phát triển thì vẫn ở ngưỡng còn cứu vãn được.

Thời gian qua một số địa phương đã có những cách làm sáng tạo, thông qua việc tuyên truyền, vận động và nâng cao ý thức của người dân đã góp phần không nhỏ trong xử lý ô nhiễm, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp cho môi trường nông thôn như Hà Tĩnh, Đồng Nai, Nghệ An...Để làm được việc này không thể thiếu cán bộ nhiệt tình, năng nổ, hết lòng hết sức vận động nhân dân gìn giữ môi trường nông thôn ngày càng xanh hơn, đẹp hơn.    

Theo Thu Thủy/daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 87


Hôm nayHôm nay : 25460

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 291122

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70518437