06:06 EST Thứ ba, 07/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Diễn đàn bảo hiểm nông nghiệp… bàn chuyện đã ngã ngũ

Thứ tư - 05/09/2012 03:20
Bảo hiểm nông nghiệp là nghiệp vụ mới, đang được thí điểm triển khai, lại chịu sự thờ ơ của người dân.
 
Hiện chỉ có 3% nông dân mua bảo hiểm nông nghiệp
 
 Tiếp sau Hội nghị sơ kết 6 tháng về bảo hiểm nông nghiệp cách đây gần 2 tháng, buổi tọa đàm “Bảo hiểm với nông dân” do Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên hợp quốc tổ chức vào cuối tháng 8 được kỳ vọng sẽ góp phần tạo nên cú hích đối với bảo hiểm nông nghiệp; kéo người nông dân - còn đang thờ ơ với bảo hiểm nông nghiệp đến gần hơn với sản phẩm bảo hiểm này.
Diễn đàn lần này có thêm sự hiện diện trực tiếp của nhiều tổ chức gắn liền với người nông dân, đó là Hội Nông dân Việt Nam cùng hội nông dân các tỉnh thành, những nhân tố chưa được nhắc đến nhiều và đang “vào cuộc” nhiệt tình hơn.
Chia sẻ với ĐTCK, đại diện Hội Nông dân Việt Nam cho biết, từ nay đến cuối năm, Hội sẽ cân nhắc tổ chức một diễn đàn tương tự, nhưng ở góc độ hẹp hơn và tập trung luận đàm về chính sách liên quan đến bảo hiểm nông nghiệp.
Mặc dù vậy, có thể thấy, trong khi bảo hiểm nông nghiệp là nghiệp vụ mới, đang được thí điểm triển khai, lại chịu sự thờ ơ của người dân (tỷ lệ tham gia mua của người nông dân chỉ đạt 3%), nhưng tại buổi tọa đàm, các nội dung đem ra thảo luận lại thiếu hẳn tính cập nhật, cho thấy sự thiếu gắn kết giữa các thành viên liên quan đối với nghiệp vụ này. 
Minh chứng thể hiện rõ nhất thực trạng này là ngày 23/8 (trước 4 ngày diễn ra cuộc tọa đàm này), Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư 43/2012/TT-BNNPTNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 47/2011/TT-BNNPTNN ngày 29/6/2011 hướng dẫn thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản, trong đó nơi nhận được ghi rõ trong công văn này là các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, DN bảo hiểm… Tuy nhiên, người tham dự, do chưa hề biết đến Thông tư kể trên, nên vẫn tập trung bàn thảo về những nội dung trên nền của Thông tư 47.
Trong khi đó, các tài liệu được phát ra tại buổi tọa đàm cũng không hề có bóng dáng của Thông tư 43. Chỉ đến khi có phần phát biểu sau giờ giải lao của ông Tăng Minh Lộc, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) cho biết, Thông tư vừa được ký ban hành chính thức hôm 23/8 thì người tham dự mới té ngửa. Trước đó, do chưa biết văn bản kể trên đã chính thức ban hành nên đại diện các Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh; Hội Nông dân các tỉnh Vĩnh Phúc, Trà Vinh, Thái Bình… vẫn than khó và ra sức đề xuất, kiến nghị sửa đổi những nội dung được cho là bất cập của Thông tư 47.
Đa số đại biểu cho rằng, một số quy định về mức thiệt hại được bồi thường tại Thông tư 47 chưa phù hợp với tính chất của nghiệp vụ bảo hiểm vốn mang tính hỗ trợ an sinh xã hội như bảo hiểm nông nghiệp, do quy định diện tích vùng đất canh tác tối thiểu là 5 héc-ta hay quy mô chăn nuôi phải đạt 30% tổng đàn mới được bảo hiểm là chưa phù hợp. Trong khi đó, Thông tư 43 đã bãi bỏ quy định này.
Thậm chí, do chưa kịp cập nhật thông tin từ thông tư mới của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, nên tại diễn đàn này, đại diện Hội Nông dân Việt Nam khi viện dẫn những hạn chế trong cơ chế, chính sách của Nhà nước, vẫn khẳng định, một số loại dịch bệnh thường xảy ra ở các địa phương ảnh hưởng đến sản xuất của người nông dân nhưng chưa được bảo hiểm, như bệnh bạc lá, bệnh đạo ôn (đối với cây lúa), bệnh tụ huyết trùng (đối với trâu, bò, lợn)… Trong khi đó, các loại bệnh dịch trên đã được Thông tư 43 kể trên bổ sung.
Chia sẻ thêm với ĐTCK lý do thiếu cập nhật, đại diện Hội Nông dân Việt Nam cũng chia sẻ, vì Thông tư này mới được ký ban hành nên chưa kịp cập nhật thông tin; còn nếu được ký từ trước đó, cách đây vài tháng thì mới là điều đáng nói.
Tuy nhiên, một vài quan điểm vẫn cho rằng, việc đưa ra bình luận, đề xuất trên nền một thông tư đã được sửa đổi như trên đã gây ra những lãng phí không cần thiết. Khoan xét về chi phí tiền bạc, việc lãng phí thời gian của người tham dự là hiển nhiên, nhất là trong bối cảnh người nông dân còn khá thờ ơ với bảo hiểm nông nghiệp.
“Lẽ ra, thay vì cố đề xuất, kiến nghị để xây dựng Thông tư mới, ban tổ chức nên tập trung vào việc phổ biến những điểm mới trong Thông tư mới, để từ đó giúp người nông dân thấy rõ hơn về sự chuyển động của chính sách, giúp họ vững tin hơn để mua bảo hiểm nhiều hơn và hướng tới việc bàn luận các nội dung mới thì hay biết mấy”, một vị đại biểu chia sẻ với ĐTCK.
Diệu Minh
Nguồn:tinnhanhchungkhoan.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 217


Hôm nayHôm nay : 31271

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 213303

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73260274