04:39 EST Thứ ba, 19/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Điều chỉnh tăng trưởng tín dụng năm 2019 sát thực tế

Thứ ba - 01/10/2019 20:20
Năm 2019, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 13%; tín dụng tăng khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Đây là nội dung được khẳng định tại buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động NHNN quý III/2019.

Ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) cho biết NHNN đã điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ (CSTT) để ổn định thị trường tiền tệ, ngoại tệ và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Đến ngày 24/9, tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng 8,58% so với cuối năm 2018. Thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) được bảo đảm.
NHNN điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến vĩ mô và thị trường tiền tệ, chỉ đạo tổ chức tín dụng (TCTD) chủ động rà soát, cân đối tài chính để áp dụng lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vay, đảm bảo an toàn tài chính. Trên cơ sở đánh giá diễn biến kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh nhiều ngân hàng trung ương (NHTƯ) liên tục cắt giảm lãi suất, từ ngày 16/9, NHNN điều chỉnh giảm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành để tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ nền kinh tế và thanh khoản của hệ thống TCTD. Về cơ bản, mặt bằng lãi suất duy trì ổn định.
Ngành ngân hàng cơ bản đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, các nhu cầu đời sống chính đáng của người dân. Đến ngày 24/9, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng 8,64% so với cuối năm 2018. Tín dụng hướng vào sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ. Tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được tăng cường kiểm soát.  
Trên thị trường ngoại tệ, tỉ giá tương đối ổn định, diễn biến linh hoạt phù hợp với sự thay đổi của điều kiện thị trường. Thanh khoản thị trường được đảm bảo, các giao dịch ngoại tệ diễn ra thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. NHNN mua ròng ngoại tệ, bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước. 
 

 

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. Ảnh:VGP/Huy Thắng.

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho hay: Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia đã nhận định, NHNN điều hành chính sách ngoại hối vừa qua và hiện nay rất hài hòa, hợp lý. 

“Chúng ta không nên chỉ quan tâm lấy điều chỉnh tỉ giá làm công cụ thúc đẩy xuất khẩu, vì cần phải tính đến cả vấn đề nhập khẩu, trong khi để xuất khẩu chúng ta nhập khẩu cũng khá lớn”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nói.

Về lãi suất, Phó Thống đốc Đào Minh Tú chia sẻ, lãi suất giảm là thông điệp về nền kinh tế Việt Nam ổn định, tạo điều kiện hỗ trợ cho những doanh nghiệp trong lĩnh vực được ưu tiên, song song với đó, các TCTD tham chiếu với lãi suất điều hành để điều chỉnh lãi suất cho vay.
Ông Đào Minh Tú phân tích: Cần hài hòa giữa người vay và người gửi tiền, hài hòa với chỉ số lạm phát, hài hòa giữa chi phí nghiệp vụ của các TCTD với lợi nhuận cũng như nâng cao năng lực hoạt động. Giảm lãi suất cũng đồng thời là tăng cường đẩy mạnh đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp những tháng cuối năm.
“Những tháng cuối năm, lãi suất sẽ không tăng, còn giảm nữa hay không sẽ phụ thuộc vào kinh tế vĩ mô và các chỉ số kinh tế, còn các ngân hàng thương mại điều chỉnh lãi suất còn tuỳ vào từng trường hợp, đối tượng vay”, Phó Thống đốc nói.
Về hoạt động thanh toán, ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) cho biết tổng giá trị giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong 8 tháng đầu năm 2019 đạt gần 105 triệu giao dịch, tương ứng với gần 61 triệu tỷ đồng (tăng 19,57% về số lượng và 26,66% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2018). Bình quân có gần 629 nghìn giao dịch/ngày, giá trị giao dịch bình quân đạt trên 367 nghìn tỷ đồng/ngày.
Về tái cơ cấu hệ thống, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết việc này đã được đẩy mạnh, kết quả là các TCTD đã tạo sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD được giữ vững, thể hiện ở các mặt như: Năng lực tài chính của các TCTD tiếp tục được củng cố, vốn điều lệ tăng dần qua các năm; quy mô hệ thống các TCTD tiếp tục tăng; năng lực quản trị điều hành, hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ và quản lý rủi ro của các TCTD từng bước được nâng cao để tiệm cận với thông lệ quốc tế, sự minh bạch trong hoạt động của hệ thống các TCTD đã được nâng cao..
Việc triển khai Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã đạt được một số kết quả tích cực, lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 6/2019, toàn hệ thống TCTD đã xử lý được 224,7 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 (không bao gồm sử dụng dự phòng rủi ro). Tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 6/2019 là 1,9%.
Từ nay đến cuối năm, lãnh đạo NHNN khẳng định: Trên cơ sở các mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ và diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.
Bên cạnh đó, điều hành tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng, đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung phân bổ nguồn vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận tín dụng. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Đồng thời, đẩy mạnh triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020; Đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường, kiểm soát nợ xấu mới phát sinh và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu; phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%.
 

Theo Anh Minh/chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 298


Hôm nayHôm nay : 37537

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 803100

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71030415