20:34 EDT Chủ nhật, 05/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Điều kiện đầu tư kinh doanh một số lĩnh vực chăn nuôi

Thứ năm - 18/08/2016 04:47
Hiện nay, người dân muốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh lĩnh vực chăn nuôi sẽ được tạo điều kiện tối ưu, tuy nhiên, phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt đặt ra, nhất là trong nuôi động vật rừng thông thường, sản xuất kinh doanh con giống, thức ăn hay chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung...

Đây là một trong những nội dung tại Nghị định số 66/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 1/7 vừa qua, quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.

điều kiện đầu tư một số ngành nghề chăn nuôi - chăn nuôi

Sản xuất, kinh doanh động vật rừng thông thường phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt - Ảnh: LHV

Theo đó, đối với động vật rừng thông thường: Các tổ chức, cá nhân phải muốn nuôi phải đảm bảo loài động vật thuộc Danh mục động vật rừng thông thường do Bộ NN&PTNT ban hành phải đáp ứng đủ các điều kiện: Có nguồn gốc hợp pháp, từ một trong các nguồn: khai thác từ tự nhiên trong nước; nhập khẩu; mua bán; chuyển nhượng; tặng, cho từ tổ chức, cá nhân khác; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; Cơ sở nuôi động vật rừng thông thường với số lượng lớp thú trên 20 cá thể; lớp bò sát trên 50 cá thể; lớp lưỡng cư trên 100 cá thể, khi xây dựng phải cách trường học, bệnh viện, chợ tối thiểu 200 m.

Điều kiện sản xuất kinh doanh con giống: Có nhân viên kỹ thuật có trình độ đại học trở lên chuyên ngành chăn nuôi hoặc thú y đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thuần chủng; nhân viên kỹ thuật trung cấp trở lên chuyên ngành chăn nuôi hoặc thú y đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thương phẩm; Địa điểm sản xuất, kinh doanh khi xây dựng phải cách các khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật; khu tập trung, xử lý chất thải sinh học, công nghiệp, bệnh viện, trường học, chợ tối thiểu 500 m; Có biện pháp xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường; nước thải đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 62-MT: 2016/BTNMT về nước thải chăn nuôi.

Điều kiện sản xuất, kinh doanh tinh, phôi, trứng giống vật nuôi: Có nhân viên kỹ thuật trình độ trung cấp trở lên chuyên ngành về chăn nuôi hoặc thú y; Có thiết bị, phương tiện bảo quản, vận chuyển theo tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.

Điều kiện chăn nuôi tập trung: Cơ sở chăn nuôi tập trung trâu, bò, ngựa trên 100 con nuôi sinh sản hoặc trên 200 con nuôi lấy thịt; dê, cừu trên 400 con sinh sản hoặc trên 600 con nuôi lấy thịt; thỏ trên 3.000 con sinh sản hoặc trên 6.000 con nuôi lấy thịt; lợn trên 300 con nái sinh sản hoặc trên 500 con gồm lợn nái và lợn nuôi lấy thịt hoặc trên 1.000 con nuôi lấy thịt; gà trên 3.000 con mái sinh sản hoặc trên 4.000 con nuôi lấy thịt; đà điểu trên 100 con mái sinh sản hoặc trên 200 con nuôi lấy thịt; chim cút trên 10.000 con sinh sản hoặc trên 20.000 con nuôi lấy thịt đáp ứng các điều kiện: Có nhân viên kỹ thuật trình độ trung cấp trở lên chuyên ngành chăn nuôi hoặc thú y; Có biện pháp xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng bảo đảm vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường, nước thải đảm bảo theo đúng quy chuẩn; Đáp ứng điều kiện về an toàn thực phẩm quy định tại Nghị định này. Riêng đối với chim yến: Thiết bị phát âm thanh dẫn dụ đảm bảo không vượt quá 70 đề xi ben A…

Điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm: Chủ cơ sở, người trực tiếp giết mổ, sơ chế có giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ NN&PTNT; đồng thời đáp ứng yêu cầu về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế. Cùng đó, địa điểm giết mổ phải: Tách biệt với khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật; các khu tập trung, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện; Tách biệt khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm trước khi giết mổ; khu vực giết mổ và khu vực xử lý sau giết mổ; khu vực vệ sinh, thay đồ bảo hộ; Có nước sử dụng cho giết mổ, sơ chế đáp ứng các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống; nước để vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt…

Có thể thấy, nội dung Nghị định này đã hoàn chỉnh và “rộng tay” hơn so với các Nghị định trước đó. Cụ thể, bãi bỏ khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 6; Điều 7; khoản 3 Điều 12 của Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 5/2/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

Nguồn: nguoichannuoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 196

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 194


Hôm nayHôm nay : 62072

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 309194

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60631151