06:45 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đoàn kết, sáng tạo, xây dựng tổ chức hội vững mạnh

Thứ ba - 09/10/2018 21:59
Trước thềm Đại hội Đại biểu Hội Nông dân tỉnh nhiệm kỳ 2018 - 2023, Báo Nghệ An có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hữu Nhị - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh xung quanh những kết quả nhiệm kỳ qua, phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp công tác hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ tới.
P.V: Xin ông cho biết những kết quả hoạt động nổi bật của Hội Nông dân tỉnh khóa VIII nhiệm kỳ 2013 - 2018?
Ông Nguyễn Hữu Nhị: Nhiệm kỳ qua, các cấp hội đã tích cực, chủ động, sáng tạo đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu Hội Nông dân tỉnh khóa VIII (nhiệm kỳ 2013 - 2018) đã đề ra.
Đồi chè Hùng Sơn. Ảnh: Sỹ Minh
Nội dung và phương thức hoạt động của Hội, công tác chỉ đạo và điều hành của Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh có nhiều đổi mới, đạt kết quả quan trọng. Gắn việc tập hợp, đoàn kết, tuyên truyền, vận động với đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, dạy nghề, tư vấn và hỗ trợ nông dân. Đặc biệt, tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt Kết luận số 61 KL/TW về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020” tham mưu, phối hợp với UBND tỉnh chỉ đạo ban hành cơ chế thực hiện Quyết định số 673/QĐ - TTg; tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1045/QĐ - TTg, ngày 7/7/2010 về Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015 và Quyết định số 2045 giai đoạn 2015 - 2020, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hội các cấp đáp ứng nhiệm vụ được giao.
Các cấp hội đã tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng các cơ chế, chính sách để các cấp hội trực tiếp tham gia các hoạt động hỗ trợ, tạo nguồn lực giúp đỡ hội viên, nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và xây dựng nông thôn mới.
 
 
Đồng chí Nguyễn Hữu Nhị - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh tham quan mô hình trồng cam ở huyện Quỳ Hợp. Ảnh: Thanh Lê
Tổ chức hội ngày càng vững mạnh về chính trị, tư tưởng; hiệu quả hoạt động của tổ chức cơ sở hội và chất lượng hội viên được nâng lên; công tác kiểm tra, giám sát được chú trọng; công tác cán bộ có nhiều chuyển biến, trình độ năng lực cán bộ được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Vai trò đại diện của hội trong việc chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên nông dân được phát huy.
Các phong trào thi đua do hội phát động tiếp tục phát triển sâu, rộng và được nâng cao về chất, có sức lan tỏa góp phần phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân.
Những đóng góp của công tác hội và phong trào nông dân những năm qua đã góp phần đưa ngành nông nghiệp của tỉnh nhà có mức tăng trưởng khá; sản lượng lương thực tăng từ 1,16 triệu tấn năm 2013 lên hơn 1,2 triệu tấn năm 2017, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra. Các vùng cây nguyên liệu được quy hoạch phát triển có diện tích và sản lượng tương đối lớn; chăn nuôi tập trung, kinh tế trang trại, kinh tế gia đình tiếp tục phát triển đa dạng, gắn với công nghiệp chế biến, tạo ra nhiều hàng hóa nông sản; cùng với sự ra đời của nhiều làng nghề, làng có nghề và dịch vụ thương mại ở nông thôn đã góp phần thúc đẩy cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp chuyển dịch tích cực và đúng hướng. Quan hệ sản xuất ở nông thôn được đổi mới theo hướng phát huy vai trò kinh tế hộ, đổi mới kinh tế hợp tác và HTX; kinh tế trang trại, kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh nhà.
 
Nông dân Tào Sơn (Anh Sơn) làm giao thông nông thôn. Ảnh: Lương Mai
P.V: Một trong những kết quả nổi bật nhất của các cấp hội Nông dân nhiệm kỳ qua là cùng nhau đoàn kết xây dựng nông thôn mới, phải vậy không thưa ông?
Ông Nguyễn Hữu Nhị: Nhiệm kỳ qua, phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới đã từng bước được đổi mới về nội dung và phương thức tuyên truyền vận động, chất lượng của phong trào ngày càng được nâng cao. Các cấp hội Nông dân trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới bằng nhiều hình thức như: Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, qua báo, đài, loa phát thanh, bản tin, trang thông tin điện tử, các hội thi... Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh xây dựng kế hoạch và lựa chọn 5/19 tiêu chí để chỉ đạo các cấp hội tổ chức thực hiện, vận động nông dân đóng góp tiền, ngày công để đầu tư xây dựng nông thôn mới. 
P.V: Chủ đề hoạt động của Hội và phong trào nông dân của tỉnh trong 5 năm tới là: “Phát huy truyền thống cách mạng Nông dân Nghệ An đoàn kết, sáng tạo; tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng 4.0”. Vậy Hội Nông dân đã đề ra những giải pháp cụ thể nào để thực hiện thắng lợi mục tiêu đó? 
Đồng chí Nguyễn Hữu Nhị - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nghệ An thăm trang trại của gia đình anh Trương Đình Thống (xã Nghĩa Long, huyện Nghĩa Đàn). Ảnh: H.M
Ông Nguyễn Hữu Nhị: Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đó, nhiệm kỳ tới Hội Nông dân tỉnh tập trung vào những nhiệm vụ, giải pháp sau:
Xây dựng tổ chức hội nông dân vững mạnh, có đủ năng lực tập hợp, đoàn kết, phát huy dân chủ, sức sáng tạo của hội viên, nông dân; tham gia xây dựng và tổ chức nông dân thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, xây dựng nông thôn mới.
Đẩy mạnh phong trào thi đua trong nông dân, huy động nguồn lực hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân. Tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn nông thôn.
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, trình độ của cán bộ, hội viên, nông dân; từng bước xây dựng đội ngũ lao động nông thôn có tác phong công nghiệp, có năng lực quản lý và kỹ năng sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong và ngoài nước, từng bước thực hiện vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Phấn đấu hàng năm có 100% hội viên nông dân được tuyên truyền học tập chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chủ trương, Nghị quyết của Hội các cấp đến với nông dân. 
Đồng chí Nguyễn Hữu Nhị - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nghệ An thăm trại nuôi tôm của ông Nguyễn Hồng Cương (phường Quỳnh Dị, thị xã Hoàng Mai). Ảnh: H.M
Hàng năm 100% huyện, thành, thị hội đạt khá, vững mạnh; 98% cơ sở hội đạt khá, vững mạnh, không còn cơ sở yếu kém; 97% chi hội đạt khá trở lên. 100% tổ chức cơ sở hội hàng năm giới thiệu được hội viên ưu tú để xét kết nạp vào Đảng.
Hàng năm tuyên truyền và vận động được 60% hộ gia đình hội viên nông dân đăng ký trở thành hộ nông dân SXKD giỏi các cấp, trong đó, số hộ đạt tiêu chí SXKD giỏi bằng 50% so với hộ đăng ký. 100% tổ chức hội cấp huyện, 80% tổ chức hội cơ sở thực hiện tốt dịch vụ hỗ trợ nông dân. Tuyên truyền vận động 90% hộ gia đình hội viên đăng ký trở thành gia đình văn hóa, trong đó tỷ lệ đạt là 85% trở lên. Hàng năm, các cấp hội trực tiếp tổ chức và phối hợp tổ chức đào tạo nghề cho 8.000 lao động nông thôn, tập huấn cho 60.000 hội viên nông dân.
P.V: Xin cảm ơn ông!
 
Nhiệm kỳ qua, nông dân trong tỉnh đã đóng góp 7.762,9 tỷ đồng, chiếm 27,9%, trong đó đóng góp bằng tiền là 5.242,5 tỷ đồng; hiến 5.828.569 m2 đất tương đương 1.815,9 tỷ đồng; 4.696.508 ngày công lao động tương đương 704,577 tỷ đồng. Xây dựng và nâng cấp 8.734,4 km đường giao thông. Đến nay đã có 181 xã đạt chuẩn NTM, 46 xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; có 3 đơn vị cấp huyện (thị xã Thái Hòa, thành phố Vinh và huyện Nam Đàn về đích huyện NTM).
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông dân, nhiệm kỳ

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 256


Hôm nayHôm nay : 40287

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 991316

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72674025