19:31 EDT Thứ tư, 17/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Doanh nghiệp FDI áp đảo thị trường giống vật nuôi

Thứ sáu - 01/11/2013 02:40
Thị trường con giống vật nuôi ở nước ta có quy mô tổng giá trị hơn 20.000 tỷ đồng/năm. Hệ thống sản xuất giống vật nuôi của Nhà nước đang ngày càng mất vị thế, vì kém sức cạnh tranh. Trong khi đó, khối DN có vốn đầu tư nước ngoài đã chiếm lĩnh 80% thị phần giống gà công nghiệp, gần 40% thị phần lợn giống...

Con giống tốt giúp tăng lợi nhuận

Ông Nguyễn Đức Trọng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết, thời gian qua, do ảnh hưởng của giá bán sản phẩm xuống thấp, đàn lợn có biến động giảm nhưng do các khâu giống, phương thức chăn nuôi được cải thiện nên sản lượng thịt xuất chuồng hàng năm vẫn liên tục tăng. Đến nay, khoảng 53% số lượng lợn thịt xuất chuồng là loại lợn siêu nạc chất lượng cao (tỷ lệ nạc 56-61%). Nhờ con giống tốt, đã giúp làm giảm tiêu tốn thức ăn từ 0,3-0,5 kg/kg tăng trọng so với cách đây 5 năm, giảm 8.100 tỷ đồng chi phí thức ăn chăn nuôi lợn so với trước đây. Hiện cả nước có 195 cơ sở sản xuất giống lợn cụ kỵ (GGP) và ông bà (GP) với tổng đàn lợn nái khoảng 73.500 con. Trong đó, có 10 cơ sở thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT, với 4.400 nái, chiếm 5,9% tổng đàn GGP và GP của cả nước. Hệ thống trại lợn giống tư nhân hiện cung cấp 7,5 triệu con lợn giống/năm, chiếm 22% số lượng lợn giống trên thị trường. Loại hình này phát triển không theo quy hoạch, cắt rời từng cấp giống, nên năng suất và chất lượng giống còn thấp và không đồng đều. 

Ở nước ta đã hình thành hệ thống sản xuất lợn giống 4 cấp do các doanh nghiệp thuộc khối FDI triển khai, đáp ứng xu hướng chăn nuôi theo chuỗi, đảm bảo an toàn thực phẩm từ khâu giống - nuôi dưỡng- chế biến - thị trường. Bốn cấp là, từ trại giống GGP sản xuất ra con giống bố mẹ, rồi chuyển xuống cho trại giống cấp GP, trại này đưa sản phẩm xuống trại bố mẹ (PS), sản phẩm từ trại PS lại đưa xuống trại chuyên sản xuất lợn giống thương phẩm (cấp C). Sản phẩm lợn giống của hệ thống này cho chất lượng đồng nhất, năng suất sinh sản cao (đạt 20-23 con/nái/năm), lợn thịt tiêu tốn thức ăn thấp, chỉ 2,5-2,6kg thức ăn/kg tăng trọng. Trong khi giống lợn do các trại nhà nước và trại tư nhân cung cấp có hệ số tiêu tốn 2,8-3,1 kg thức ăn/kg tăng trọng. Hiện nay ở Việt Nam đã có 5 chuỗi sản xuất theo mô hình 4 cấp với quy mô 0,5-1,5-2 triệu lợn thịt hàng hóa/chuỗi. Trong đó, Công ty CP có 2 chuỗi; Japfa, San Miguel, Guyomarch, mỗi công ty có một chuỗi. Mỗi công thức theo chuỗi 4 cấp như vậy sẽ có 300-400 hộ tham gia chăn nuôi gia công trại lợn nái, quy mô 600-2.400 nái/trại. Đây là chuỗi sản xuất cho hiệu quả khá tốt, sản xuất ra khoảng 4 triệu lợn thịt/năm, chiếm 12% thị trường lợn thịt của cả nước. Khi hoạt động hết công suất thiết kế của 5 chuỗi này, từ giữa năm 2014 trở đi sẽ sản xuất trên 7 triệu lợn thịt/năm, chiếm 20% thị phần thịt lợn. 

Tổng đàn gia cầm hiện có hơn 30,46 triệu con, gồm gần 22,4 triệu con gà, hơn 8 triệu con gia cầm. Thị trường gà giống nước ta có tổng giá trị 4.800-5.000 tỷ đồng/năm, chia làm 3 loại chính: gà công nghiệp lông trắng, gà lông màu nhập nội và gà lai. Các giống gà thịt tốt nhất của thế giới (AA, Isa, Ros, Avian, Lohmann, Cobb…) đều đã có mặt ở Việt Nam, do các doanh nghiệp khối FDI sản xuất và cung cấp ra thị trường. Doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 80% thị phần gà GGP và GP để sản xuất ra con giống thương phẩm một ngày tuổi, trong khi các trại giống của nhà nước không thể cạnh tranh về chủng loại giống gà này. Hệ thống giống gia cầm của nhà nước đang nắm giữ thị phần chủng loại gà lai giữa các giống nhập nội với giống bản địa, như lai giữa các giống gà Ri, gà Mía, gà chọi, gà Mông với các giống gà lông màu nhập ngoại Lương Phượng, Sasso… 

Cần đẩy mạnh chuỗi sản xuất giống 4 cấp

TS. Ngô Thị Kim Cúc, Trưởng Bộ môn Di truyền giống vật nuôi (Viện Chăn nuôi) cho hay, trong những năm qua, viện đã chọn tạo, lai thành công hàng trăm giống vật nuôi cho năng suất cao. Nhiều dòng lợn Y-VCN, L-VCN, D-VCN, Pi-VCN, VCN01, VCN02… do viện chọn tạo có năng suất tương đương với các giống lợn nhập ngoại. Trong 5 năm qua, viện đã cung cấp cho 40 tỉnh, thành phố trong cả nước khoảng 22.000 con lợn giống bố mẹ thông qua chuyển giao trực tiếp và 95.000 con thông qua chuyển giao lợn giống GP. Nhiều giống gia cầm bản địa được Viện Chăn nuôi chọn lọc đã tăng năng suất lên 25-30%. Hàng năm, viện cung cấp ra thị trường 14-15 triệu con gà giống ông bà, bố mẹ; 1,5-2 triệu con vịt giống. Các giống gà nội và gà lai lông màu do viện chọn lọc, lai tạo chiếm khoảng 30-35% thị phần. 

TS. Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi nhận định, mặc dù áp dụng công nghệ tiên tiến trong lai tạo giống đã đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho ngành chăn nuôi nhưng tỷ trọng áp dụng công nghệ mới vẫn còn khoảng trống rất lớn. Như bò thịt, mỗi năm cần 1,5 triệu bê con, nhưng mới sản xuất được 200.000 - 220.000 bê lai giống cao sản. Về giống lợn, mô hình sản xuất giống chuỗi hình tháp 4 cấp mới chỉ được áp dụng khoảng 5% về số lượng giống và 12% về sản lượng thịt. Về giống gà công nghiệp, mô hình hệ thống giống 3 cấp GP-PS-C mới chiếm 10% thị trường. Trở ngại lớn nhất hiện nay là hầu hết nông dân chưa biết hết giá trị của việc áp dụng ưu thế lai trong công tác giống để nâng cao hiệu quả kinh tế, khiến họ chưa liên kết với nhau, phân công trách nhiệm trong thị trường hình tháp giống 4 cấp, 3 cấp. Tình trạng sản xuất con giống không đảm bảo chất lượng, giống “rởm” vẫn khá phổ biến. Sản xuất giống vẫn mạnh ai nấy làm, thậm chí ở nhiều nơi còn tình trạng sản xuất tùy hứng theo tâm lý đám đông, hậu quả là tất cả mọi người đều thiệt hại. 

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Vũ Văn Tám nhận định, công tác giống đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chăn nuôi, quyết định năng suất, chất lượng sản phẩm, giá thành sản xuất. Thế nhưng, hiện nay chất lượng giống vật nuôi ở nước ta vẫn còn rất thấp. Để ngành chăn nuôi đạt tốc độ tăng trưởng 7-10% /năm trong giai đoạn 2012-2020, bên cạnh việc phải thực hiện tái cơ cấu ngành với hàng loạt giải pháp quy hoạch, tháo gỡ khó khăn về tín dụng, hoạch định thị trường… thì đổi mới công tác giống vật nuôi là nhiệm vụ trọng tâm. Định hướng công tác giống vật nuôi giai đoạn 2014-2020 phải đẩy mạnh nghiên cứu giống theo hướng hiện đại để tạo đột phá trong việc tạo và nhân nhanh các giống mới có năng suất, chất lượng cao đưa vào sản xuất. Cần khai thác nguồn gen bản địa, tạo ra các giống vật nuôi đặc sản của Việt Nam có chất lượng cao mà các nước khác không có, để xây dựng những thương hiệu giống của riêng nước ta.

Chu Khôi
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 131

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 130


Hôm nayHôm nay : 44044

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 768148

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64754092