17:22 EST Thứ năm, 23/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Doanh nghiệp hóa nông thôn, doanh nhân hóa nông dân

Thứ hai - 06/06/2016 22:28
Cộng đồng doanh nghiệp nông nghiệp kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành thiết lập cơ chế tham vấn thường xuyên thông qua Diễn đàn kinh tế tư nhân. Trong đó, đối thoại các giải pháp phát triển và khuyến khích các chương trình “cánh đồng mẫu lớn”, sản xuất nông nghiệp quy mô lớn; tích tụ đất đai quy mô sản xuất lớn, tiếp cận thuận lợi với doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp.
 

Nền nông nghiệp manh mún, thiếu niềm tin

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đang mở ra những thị trường mới cho sản xuất nông nghiệp nước nhà. Nhiều tiến bộ mới của KHCN đã biến những điều không thể thành có thể trong sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây, nhiều tập đoàn xuyên quốc gia và doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản, Mỹ đã đầu tư vào Việt Nam để khai thác thế mạnh nông sản, chiếm lĩnh hệ thống phân phối tại thị trường nội địa.

Cộng đồng doanh nghiệp nông nghiệp trong nước đã thấy được sức ép của hội nhập ngay trên sân nhà. Song, còn rất nhiều yếu kém của doanh nghiệp Việt trong lĩnh vực nông nghiệp, cũng là những yếu kém của doanh nghiệp trong nước nói chung. Đó là, tình trạng phân tán, chia rẽ, thiếu đoàn kết, thiếu phối hợp giữa doanh nghiệp với nhau, giữa nhà nước và tư nhân, doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Đó là sự yếu kém về năng lực quản lý, trong tổ chức, sự lạc hậu về công nghệ, sự nhỏ bé về quy mô tư liệu và nguồn lực sản xuất, yếu kém về thông tin thị trường, trong quan hệ quốc tế, tác phong làm ăn tùy tiện, lỏng lẻo về đạo đức và bất tín trong kinh doanh…


Nguồn: ITN

Bản thân nông nghiệp Việt Nam cũng chịu nhiều yếu kém của một nền sản xuất nhỏ manh mún, chia rẽ, đầu tư theo phong trào, chia cắt bởi trung gian thương mại. Điều kiện sản xuất thiếu thốn về cơ sở hạ tầng, phải đương đầu với rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, thị trường và thời tiết biến động. Chưa kể, những yếu kém trong xây dựng, thông tin và triển khai quy hoạch, chiến lược, chính sách vĩ mô, quản lý và hỗ trợ phát triển thị trường của các cơ quan quản lý, đầu tư công ít ỏi. Kéo theo, sản xuất nông nghiệp giảm tăng trưởng, vệ sinh an toàn thực phẩm kém, chất lượng nông sản thấp, ảnh hưởng xấu đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá và thu nhập của doanh nghiệp và nông dân.

Để khắc phục bằng được những yếu kém này, ông Trần Mạnh Báo, Tổng giám đốc Công ty giống cây trồng Thái Bình cho rằng, nông dân và doanh nghiệp phải cùng nhau xây dựng các chuỗi giá trị, tổ chức sản xuất trong các chương trình liên vùng, liên ngành. Phải xây dựng đạo đức và trách nhiệm sản xuất, kinh doanh sản phẩm chất lượng ổn định, đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, thông tin nguồn gốc, thương hiệu và nhãn hàng dễ nhận dạng, được chứng nhận và được kiểm soát.

Nếu vi phạm, phải chịu sự phê phán của lương tâm, hình phạt nghiêm khắc của pháp luật và tẩy chay của người tiêu dùng. Với vai trò bà đỡ của mình, Nhà nước cần tăng cường đầu tư hỗ trợ nông nghiệp, điều chỉnh hệ thống pháp luật, hình thành chiến lược mới, cải cách hành chính, kiên quyết đổi mới những cơ chế, quy định không còn phù hợp, áp dụng những chính sách đột phá về quy hoạch, tích tụ đất đai, hỗ trợ tài chính, ứng dụng KHCN, phát triển thị trường, bảo hiểm nông nghiệp… tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nông dân thuận lợi đầu tư vào nông nghiệp, có lợi nhuận khá và hạn chế rủi ro.

Gây dựng phong trào hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

Tại Diễn đàn kinh tế tư nhân, nhóm các doanh nghiệp nông nghiệp mong muốn nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tạo nên phong trào hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đội ngũ doanh nhân, nhà đầu tư cùng chung tay tham gia, phối hợp nhiệt tình để cung cấp vốn, huy động nguồn KHCN, kết nối thị trường phát triển sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.

Song song với đó, đội ngũ nông dân Việt Nam đồng lòng phối hợp, lao động nhiệt tình, tinh thần sáng tạo, đạo đức trong sáng cùng vươn lên trong quá trình mở rộng quy mô sản xuất và xây dựng kinh tế hợp tác. Các nhà khoa học, cán bộ đào tạo, chuyên gia nhiệt tình đóng góp cho nông nghiệp các giải pháp KHCN, các phân tích thông tin thị trường, các kỹ năng quản lý và phát triển tài nguyên con người Việt Nam.

Theo tuyên bố của các doanh nghiệp nông nghiệp do TS Đặng Kim Sơn, chuyên gia nông nghiệp soạn thảo, các doanh nghiệp nông nghiệp cam kết cùng nhau xây dựng cơ chế hợp tác, trao đổi thông tin để kịp thời tận dụng các cơ hội của các chương trình và dự án phát triển trong ngành và địa phương. Tích cực đóng góp ý kiến xây dựng và triển khai, đánh giá để kịp thời điều chỉnh các quy hoạch, chiến lược, chính sách, đề án phát triển. Tiến hành đối thoại chính sách, phản ánh mọi khó khăn để các cơ quan chức năng kịp thời tháo gỡ vướng mắc của các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Cộng đồng doanh nghiệp nông nghiệp kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành thiết lập cơ chế tham vấn thường xuyên thông qua Diễn đàn kinh tế tư nhân. Trong đó, các doanh nghiệp quan tâm đến các nội dung như xây dựng chương trình tuyên truyền và giáo dục theo hướng triệt tiêu những khía cạnh hạn chế của văn hóa/nhận thức địa phương gắn liền với sản xuất nhỏ, lẻ, manh mún, thay và đó có giải pháp phát triển và khuyến khích các chương trình “cánh đồng mẫu lớn”, sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, hành động theo phương châm thị trường định hướng sản phẩm/thực phẩm và sản phẩm định hướng nông nghiệp. Qua đó, góp phần “doanh nghiệp hóa nông thôn và doanh nhân hóa nông dân” để nâng tầm liên kết kinh doanh, gây dựng niềm tin trong giao dịch nông nghiệp.

Đặc biệt, các doanh nghiệp kiến nghị được đối thoại chính sách về tích tụ đất đai quy mô sản xuất lớn, tiếp cận thuận lợi với doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp mong muốn được đối thoại thường xuyên về các chủ đề sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, quy mô công nghiệp, quyền của nhà đầu tư chế biến nông phẩm, cung cấp dịch vụ nông nghiệp và nông thôn được tiếp cận đất, nguồn vốn, thuế áp dụng với kinh doanh nông phẩm, doanh nhân hóa nông dân, doanh nghiệp hóa nông nghiệp, an toàn vệ sinh thực phẩm…

Theo Tự Cường/daibieunhandan.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông nghiệp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 227


Hôm nayHôm nay : 66940

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1272463

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74319434