17:49 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Độc đáo cách dùng lu dự trữ nước mưa của người dân vùng lũ Thạch Thành

Chủ nhật - 14/07/2019 23:50
Thạch Thành (Thanh Hóa) có nhiều xã nằm trong vùng ngập lụt, trong đó có một số xã hầu như năm nào cũng đón lũ. Những chiếc lu, chum, vại, thậm chí là chai lọ các kích cỡ trở thành dụng cụ quen thuộc giúp người dân dự trữ nước.

Thạch Định, một xã nằm dọc sông Bưởi, có hệ thống đê phân lũ bao quanh. Tuy nhiên, khi nước sông Bưởi lên cao, vượt mặt đê thì hàng nghìn hộ dân phải sống chung với lũ. Tình trạng này năm nào cũng xảy ra khiến người dân ở vùng này phải thích ứng. Nhà nhà đều sắm những chiếc thuyền loại nhỏ để di chuyển mùa lũ.

Thời kỳ khó khăn, người dân vùng lũ dùng bể bê tông loại nhỏ chứa nước mưa.

Nhanh thì vài ba ngày, chậm thì 1 tuần nước sông Bưởi rút hết, cuộc sống người dân gặp rất nhiều khó khăn. Rác thải từ đầu nguồn sông Bưởi tràn về, từ các chuồng trại chăn nuôi chảy ra, sinh vật dưới lòng đất chết khiến nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng; kéo dài cả tháng trời sau khi nước rút.

Trước năm 2007, khi đời sống người dân còn khó khăn, dự trữ nước vào các chai, lọ là phương án tối ưu nhất. Bởi ở vùng đất này, chuyện nước ngập gác xép nhà không hiếm. Khi đó, những chiếc xô, chậu đựng nước không có nắp đậy kín đều bị nước lũ tràn vào.

Tuy nhiên, đựng nước trong chai lọ không được là bao, dùng tiết kiệm lắm cũng chỉ đủ 1-2 ngày sau lũ. Nếu không có mưa người dân lại phải sử dụng nước giếng khơi, lọc qua sử dụng. Vì thế, sau những trận mưa lũ, thường tỉ lệ người bị mắc các bệnh về da, mắt, đường ruột rất cao.

Vận dụng công năng của các loại xô, chậu hứng nước dự trữ.

Năm 2007, sau trận lũ kinh hoàng trên sông Bưởi, nhiều đoạn đê sông bị vỡ, hầu hết các hộ dân xã Thạch Định đều ngập tận mái nhà. Cả xã chỉ được vài hộ có nhà cao tầng hoặc nhà ở những vùng cao dự trữ được nước. Cảnh chia nước như chia vàng khiến ông Trương Đình Quân, trưởng thôn Định Hưng còn nhớ mãi.

"Khó khăn nhất ở đây là mặt bằng quá thấp so với mực nước lũ hàng năm. Vì thế người dân dù rất muốn vẫn không thể xây các bể dự trữ nước  mưa  dưới lòng đất. Cách tốt nhất vẫn là sử dụng những vật dụng nhỏ để trữ nước, đoàn trước tình hình mưa lũ để bơm nước lên tẹc đặt trên cao" - một người dân Thạch Định cho hay.

“Sau mưa lũ, hầu hết các gia đình chỉ đủ nước mưa dự trữ nấu nướng khoảng 2-3 ngày.

Nhưng sau trận lũ năm 2007 mưa lại ít xuất hiện, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Nhiều gia đình rơi vào cảnh không có nước ăn uống, vẫn phải sử dụng nước giếng khơi qua xử lý. Vì thế nhiều người bị bệnh đau mắt đỏ, bệnh ngoài da và tiêu chảy.

Anh trai tôi có bể nước mưa dự trữ 4m3, chia cho mấy hộ dân lân cận, dùng dè sẻn mãi được 1 tuần thì hết sạch. Cảnh sống chung với lũ khổ không tả nổi”.

Sau trận lũ kinh hoàng đó, tổ chức Care đã khảo sát và đầu tư cho người dân các xã vùng lũ Thạch Thành một số lu chứa nước. Về mặt thiết kế, những chiếc lu này không quá phức tạp, giá thành khá rẻ.

Năm 2007 được tổ chức Care hỗ trợ lu chứa nước.

Chúng được khoảng 2 nhân công hoàn thiện trong vòng 3 ngày. Lu cao chừng 1,5-2 mét, đường kính thân nơi rộng nhất khoảng 3 mét, thiết kế theo hình thù những chiếc chum đựng nước truyền thống nhưng thể tích lớn hơn, khoảng 1,8-2 m3 nước. Lu bằng bê tông dày chừng 5-7 cm.

Những người thợ sử dụng “cốp pha” là những viên gạch cong được đúc sẵn ghép thành ruột lu, sau đó trát xi măng dày ở phía ngoài. Khi lớp xi măng khô, những “cốp pha” bằng gạch phía trong sẽ được gỡ bỏ và gia công hoàn thiện để nước không rỉ ra ngoài.

Đặc điểm của những chiếc lu này là có thể chứa được khối lượng nước khá lớn nhưng lại phải để thấp hơn hứng nước mưa từ mái nhà. Miệng lu to, không thể dử dụng nút hoặc nắp đậy kín nước. Trong khi đó, gần 100% các mái nhà ở các xã vùng lũ Thạch Thành đều bị mực nước lũ hàng năm vượt qua. Vì thế, những chiếc lu chứa nước này chỉ thực sự hữu ích khi mực nước lũ nhỏ.

Nhưng lu không có nắp đậy kín, nước lũ vẫn có thể tràn vào.

Vậy là vẫn có những khó khăn nhất định, người dân các xã vùng lũ Thạch Thành lại quay sang sử dụng những chiếc chum đựng được khoảng 60 -70 lít nước.

Ông Trương Đình Quân cho hay, đây cũng là một cách để khắc phục tình trạng nước sạch khan hiếm sau lũ: “Khi mưa, chúng tôi hứng nước vào lu, sau đó san ra chum nhỏ. Dù chum có thể đựng được chừng 60-80 lít nước nhưng chỉ đựng tầm 40 lít-50 lít sau đó dừng túi ni lon trùm kín miệng, lấy dây chun buộc chặt. Làm cách này, dù nước lũ có dâng cao bao nhiêu thì những chiếc chum vẫn nổi lưng chừng nước, vẫn có nước để dùng.

Người dân lại dùng chum, đựng 2/3 nước, dùng nilon buộc kín, có thể nổi trên mặt nước.

Giờ đây, khi cuộc sống đã khấm khá hơn, nhiều gia đình xây dựng được nhà cao tầng, lắp đặt hệ thống bể inox thì những chiếc lu, chum không còn nhiều tác dụng.

 
Với những hộ kinh tế khá giả, téc nước được lắp trên nhà tầng, dự trữ nước khi lũ đến.

Trước những trận lũ, cùng với cách dự trữ nước mưa theo cách truyền thống thì các bể nước trên nhà cao tầng được bơm đầy nước đã qua lọc thô từ các giếng khoan. Với cách này, người dân vùng lũ dù còn nhiều khó khăn nhưng cũng đáp ứng được phần nào nước sử dụng cho việc nấu ăn hàng ngày trong những ngày lụt lội.

Theo VÕ VĂN DŨNG/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 230

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 228


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1078863

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71306178