05:45 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đổi mới cách thức hỗ trợ giảm nghèo

Thứ tư - 30/12/2015 03:53
Nhờ đổi mới phương thức hỗ trợ, giảm thủ tục hành chính, việc thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015 đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
17-24-39__dsc0336
Ông Ngô Thế Hiên – Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn

Cho “cái cần” thay vì “con cá”

Theo ông Ngô Thế Hiên, Phó Cục trưởng cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT), cái được lớn nhất của các Chương trình hỗ trợ giảm nghèo trong những năm qua là chúng ta đã tìm ra được cách thức hỗ trợ hiệu quả.

Trước đây, cách thức hỗ trợ thường theo kiểu “cho con cá chứ không cho cần câu”, nặng tính chất bao cấp. Tức là dân thiếu bò ta cho bò giống, dân thiếu thóc ta cho thóc giống, công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho người nghèo bị xem nhẹ. Nhưng làm như vậy không bền vững bởi rất nhiều trường hợp khi hết hỗ trợ thì mô hình sản xuất cũng tan.

Bởi vậy, Bộ NN-PTNT đã chuyển hướng hỗ trợ ngắn hạn sang đầu tư dài hơi và toàn diện hơn. Ví dụ, với cây ngắn ngày phải đầu tư trong 3 vụ liên tiếp. Còn cây dài ngày phải hỗ trợ cho đến khi có sản phẩm.

Như vậy, người dân sẽ thấy được tính hiệu quả của chương trình hỗ trợ sản xuất cao hơn. Từ hiệu quả ấy, người dân tiếp tục làm theo định hướng sản xuất của địa phương.
Việc hỗ trợ phải lập kế hoạch chi tiết như một dự án sản xuất; phù hợp với thế mạnh của từng địa phương; có phương án triển khai rõ ràng.

Ví dụ, ở vùng A phát triển lợn hướng nạc, ở vùng B phát triển chăn nuôi trâu, bò thì phải tập trung làm thật bài bản, hỗ trợ kéo dài trong vài năm cho đến khi người dân thấy được hiệu quả.

Trước đây, thủ tục tài chính của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo rất phức tạp. Người được hỗ trợ phải cung cấp chứng từ mua bán sản phẩm với các cơ sở giống, vật tư nông nghiệp uy tín.

Ông Hiên chia sẻ: Ai cũng biết giống của các trung tâm giống uy tín bao giờ cũng tốt, nhưng không phải giống bản địa nào họ cũng cung ứng được.
Bây giờ, người dân có thể mua con trâu, con bò giống của nhà hàng xóm để nuôi, chỉ cần có cán bộ thú y đến kiểm dịch và chứng nhận không có dịch bệnh và có giấy biên nhận viết tay (có xác nhận của UBND xã là được).

Đồng thời, Thông tư 46/2014/TT-BNNPTNT do Bộ NN-PTNT ban hành năm 2014 cũng quy định Phòng NN- PTNT là cơ quan giúp huyện kiểm định phương án sản xuất của xã.

Như vậy, các nội dung được thẩm định sẽ phù hợp với định hướng phát triển sản xuất của địa phương hơn, tránh tình trạng “huyện ưu tiên phát triển nuôi gà, Chương trình giảm nghèo lại dồn tiền vào hỗ trợ lúa giống”. Cách làm này cũng tạo nên sự cộng hưởng mạnh mẽ, giúp thực hiện mục tiêu chung của địa phương nhanh hơn.

Cũng theo ông Hiên, từ những phương hướng chỉ đạo đúng đắn trên, các Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất để giảm nghèo (2011 - 2015) về cơ bản người dân đã bước đầu nhận thức được ý nghĩa các hỗ trợ của Nhà nước trong phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp để có thu nhập ổn định từ đó giảm nghèo nhanh và bền vững.

Nhận thức của người dân về chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, chọn giống cây trồng vật nuôi, phương thức canh tác, chăm sóc, bảo vệ rừng ngày càng được cải thiện. Nhiều người nghèo, hộ nghèo đã được tập huấn các kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, phát triển ngành nghề, được tiếp cận với các kiến thức, khoa học, kỹ thuật để áp dụng vào thực tế.

Những đối tượng được hỗ trợ cũng đã biết cách sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và giá trị cao hơn để thay thế cho các giống cũ, phương thức canh tác, nuôi trồng cũ, năng suất thấp ở địa phương.

Số lượng đàn gia súc đã tăng lên, phù hợp với nguyện vọng của người dân. Nhiều việc làm đã được tạo ra cho người nghèo, đời sống của người dân, nhất là người nghèo đã từng bước được cải thiện.
Hiệu quả Chương trình 30a Về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 30a, từ năm 2009 đến nay, hầu hết các địa phương đều đã chủ động triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Tùy theo điều kiện của từng địa phương và nhu cầu hỗ trợ của người dân, các địa phương đã triển khai hỗ trợ người dân về khoán bảo vệ rừng, lương thực trong thời gian chưa tự túc được lương thực, trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất, khai hoang, phục hóa nhiều diện tích đất nông nghiệp, phát triển trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, ngành nghề, xây dựng các mô hình khuyến nông, xúc tiến thương mại.

Cụ thể theo báo cáo của các địa phương, giai đoạn (2009-2014) tổng kinh phí đã đầu tư cho phát triển rừng là trên 510 tỷ đồng, trong đó có hơn 200.000 lượt hộ được hỗ trợ nhận khoán bảo vệ rừng với kinh phí trên 345,8 tỷ đồng; trên 21 nghìn lượt hộ được hỗ trợ trồng rừng với kinh phí trên 114 tỷ đồng. Các địa phương cũng đã chi trên 91 tỷ đồng để thực hiện quy hoạch sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và bố trí dân cư.

Hơn 33.267 ha đất được khai hoang, hơn 345 ha đất được phục hóa và giao cho các hộ gia đình với kinh phí hỗ trợ khoảng 481,2 tỷ đồng. Các hộ gia đình đã được hỗ trợ giống, vật tư, kỹ thuật… để chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có năng suất và giá trị cao hơn.
Đến nay đã thực hiện chi hơn 1.500.000 tỷ đồng hỗ trợ cho chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi.
Trong đó hỗ trợ giống cây trồng, phân bón chiếm khoảng 38,3%, hỗ trợ mua giống chăn nuôi chiếm khoảng 25,3%, hỗ trợ công tác thú y chiếm 36.27%.Chi hỗ trợ thêm đối với hộ nghèo (không tính hỗ trợ vay vốn lãi suất 0%) là hơn 42.527 tỷ đồng.

Về việc thực hiện chính sách hỗ trợ 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực, đến nay các địa phương đã thực hiện hỗ trợ hơn 625,79 tấn gạo cho trên 177 nghìn lượt hộ nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, được giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất với tổng kinh phí ước khoảng trên 50.000 tỷ đồng và hỗ trợ hơn 799,28 nghìn tấn lương thực cho gần 40.000 nghìn lượt hộ nghèo.

Nhân rộng mô hình sản xuất giảm nghèo

Trong giai đoạn 2012 - 2015, hàng năm Bộ NN-PTNT được giao 2 tỷ đồng để xây dựng và nhân rộng mô hình phát triển sản xuất để giảm ngèo.

2-dong-bo-dn-toc-khomer-ti-kien-ging-thot-ngheo-nho-chuong-trinh-ho-tro-sn-xut173633551
Nhiều mô hình giảm nghèo đạt hiệu quả cao

Do nguồn kinh phí hạn hẹp nên Bộ cũng chỉ triển khai được 8-10 mô hình/năm về hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất một số cây trồng, vật nuôi phù hợp với lợi thế của địa phương và điều kiện sản xuất của hộ nghèo để nhân rộng.

Các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất này được Bộ chỉ đạo các Sở NN-PTNT phối hợp các huyện, xã để xây dựng thành dự án hỗ trợ phát triển sản xuất.

Nhìn chung các mô hình này đều mang lại hiệu quả thiết thực và được nhân rộng. Tuy vậy, qua phản ảnh của các địa phương, hợp phần nhân rộng mô hình giao cho ngành Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện, do không đúng chức năng nhiệm vụ và chuyên môn nên việc triển khai rất lúng túng và khó nhân rộng.

Theo ông Ngô Thế Hiên, để giảm nghèo nhanh, bền vững và thuận tiện cho việc tổ chức thực hiện, tránh chồng chéo chính sách, các hợp phần của dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135, 30a, xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo đều thực hiện theo một khung chính sách hỗ trợ chung thống nhất.

Đồng thời Chính phủ cần bố trí đủ ngân sách cho hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất để tạo ra sự chuyển biến thực sự trong sản xuất của hộ nghèo, xã nghèo, huyện nghèo theo hướng sản xuất hàng hóa, giúp hộ nghèo có thu nhập ổn định từ đó thoát nghèo bền vững. Đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban chỉ đạo các tỉnh phân công cho các cơ quan, tổ chức có chuyên môn phù hợp chủ trì tổ chức thực hiện các chính sách, hợp phần dự án thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 để phát huy hiệu quả của chính sách và hợp phần dự án của Chương trình MTQG giảm nghèo.
Theo Nongnghiep.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 165

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 161


Hôm nayHôm nay : 28344

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1228801

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72911510