10:43 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đồng gần hay đồng xa...

Thứ bảy - 27/02/2016 00:23
Những nhận xét tiêu cực đã xuất hiện khá nhiều trong suốt thời gian qua và thường gắn liền với câu hỏi “chăn nuôi Việt Nam có trụ vững trên sân nhà sau TPP?”. Nhiều tổ chức chính phủ, viện nghiên cứu kinh tế đã có những chuyến khảo sát tại các tỉnh với hy vọng “tìm thấy ánh sáng ở cuối đường hầm”.

Những mô hình tiên tiến

Địa điểm được chọn để khảo sát là Đồng Nai, tỉnh có tổng đàn heo lớn nhất cả nước và nơi cung cấp khoảng 70% lượng thịt mỗi ngày cho TP.HCM. Theo ông Phan Minh Báu, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Nai, những năm qua, dù có những biến động về giá do dịch bệnh bùng phát nhưng nhìn tổng thể, tổng đàn heo của tỉnh đều tăng. Cụ thể, năm 2010, tổng đàn heo của Đồng Nai là 1,12 triệu con và đạt ngưỡng 1,5 triệu con trong năm 2014, tăng 34%. Đồng Nai có 2.200 trang trại, chiếm 69% tổng đàn heo xuất chuồng, như vậy, có thể thấy, quy mô chăn nuôi của Đồng Nai là trang trại. 

Cuộc khảo sát cũng cho thấy, nhiều chủ trang trại chăn nuôi khi được hỏi về TPP đều ấp úng hoặc thậm chí hỏi ngược lại TPP là gì mà nhiều người đến gặp chúng tôi đều đưa ra một câu hỏi tương tự nhau là TPP có ảnh hưởng gì đến chăn nuôi heo. TPP một khái niệm mới được nói nhiều trong thời gian qua, đó là câu chuyện của các chuyên gia, nhà kinh tế … còn với nhiều nông dân đó là thứ ở ngoài tầm.

đồng gần hay đồng xa - chăn nuôi

Nông dân, doanh nghiệp chăn nuôi cần giảm chi phí sản xuất để cạnh tranh, tồn tại - Ảnh: Xuân Trường

Nhưng nếu hỏi những nông dân làm gì để cạnh tranh với các công ty chăn nuôi lớn, họ có thể kể vanh vách những gì mình đã làm và đều gửi đến người nghe thông điệp: muốn có lãi hay tồn tại được trong chăn nuôi, điều đầu tiên là phải giảm chi phí sản xuất. Vậy họ làm điều đó bằng cách nào? Nếu đem câu hỏi này cho một chuyên gia kinh tế, chúng ta sẽ nghe những câu trả lời như đầu tư máy móc công nghệ, mua con giống tốt… Tuy nhiên, với những nông dân chăn nuôi như ông Trần Công Dân, chủ trang trại nuôi heo ở Thống Nhất, Đồng Nai, cách làm rất đơn giản mà ai cũng biết đó là tự sản xuất thức ăn chăn nuôi, tự nuôi heo nái để lấy heo con cho trang trại heo thịt, tạo một chu trình khép kín từ con giống đến thức ăn chăn nuôi… cho đến khi xuất chuồng.

Ông Dân chia sẻ, nhờ tự sản xuất thức ăn chăn nuôi nên mỗi con heo xuất chuồng (trọng lượng khoảng 100 kg) tiết kiệm được 300.000 đồng. Hiện, mỗi năm trang trại của ông Dân cung cấp cho thị trường khoảng 4.000 con heo thịt, tương đương 400.000 kg thịt hơi, tức là ông cần ít nhất 4.000 con heo giống. Trong bối cảnh giá heo luôn luôn biến động như lâu nay, việc mua heo giống ở ngoài sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến lợi nhuận của người chăn nuôi. Vì thế, ông tự làm giống cho trang trại mình. Riêng heo nái để lấy heo con cho trang trại được ông Dân nhập khẩu bằng đường hàng không từ Mỹ. Heo nái giống từ Mỹ sẽ giúp ông Dân tăng được số heo con sau mỗi lần heo nái đẻ. Hiện tại, heo nái trong nước mỗi lần đẻ khoảng 10 - 12 heo con, còn heo nái nhập từ Mỹ mỗi lứa là 14 - 16, thậm chí là 18 con heo con. Ông Dân chỉ còn thiếu khâu phân phối nữa là tạo một chu trình khép kín từ trang trại đến bàn ăn. Song, một chu trình ông Dân đang làm cũng phần nào giúp giảm chi phí chăn nuôi, tối đa hóa lợi nhuận. Vì thế, dù không biết rõ TPP sẽ tác động đến chăn nuôi như thế nào nhưng ông Dân vẫn phát biểu ngược lại với các chuyên gia kinh tế rằng: “tôi chẳng có gì mà ngại TPP cả”.

 

Xuất khẩu thịt: ước mơ và thực tế

Trong những năm qua, nhiều lĩnh vực của Việt Nam đều ở trong tình trạng nhập siêu liên tục thì nông nghiệp luôn là xuất siêu. Ấy vậy mà những người quản lý trong lĩnh vực chăn nuôi cảm thấy “không bằng chị bằng em” với các lĩnh vực khác.

nhập khẩu thịt - chăn nuôi

Việt Nam phải nhập ít nhất khoảng 100.000 tấn thịt/năm - Ảnh: skynews

Vì thế, khi còn làm Cục trường Cục Chăn nuôi, ông Hoàng Kim Giao đã từng nói, xuất khẩu các sản phẩm thịt là ước mơ của ngành chăn nuôi. Dĩ nhiên, xuất khẩu những sản phẩm thịt gia súc, gia cầm đi các nước là điều ai cũng muốn, song, trong bối cảnh hiện nay, điều đó có cần thiết hay không nếu xét trên khía cạnh kinh tế. Một chủ trang trại ở Đồng Nai nói rằng, xuất khẩu thịt heo hay bán thịt heo ở thị trường nội địa, cái mà người chăn nuôi thu về đều là tiền. Vậy, tại sao cứ phải tìm mọi cách để xuất khẩu trong khi thị trường nội địa vẫn đang có nhu cầu tiêu thụ những sản phẩm thịt từ gia súc, gia cầm.

 “Các công ty sản xuất chăn nuôi nước ngoài vẫn có kế hoạch mở rộng năng lực sản xuất thức ăn chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu nội địa, chứng tỏ, với các nhà đầu tư nước ngoài, chăn nuôi Việt Nam vẫn còn phát triển. Chúng ta đều biết, lâu nay, dù tổng đàn tăng, chăn nuôi Việt Nam chỉ đủ cung cấp cho thị trường nội địa. Vì thế, theo tôi, cứ tập trung làm tốt thị trường trong nước đã, còn xuất khẩu chưa phải là ưu tiên lúc này”, ông Hoàng Kim Giao nói.

Ý kiến này không phải không có cơ sở, bằng chứng, sau 20 năm có mặt ở Việt Nam, Công ty Cargill mới đây tuyên bố, tiếp tục đầu tư mở rộng các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam. Cụ thể, Cargill sẽ đầu tư 30 triệu USD để xây dựng thêm một nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Bình Dương. Hay như Công ty C.P. Việt Nam cũng đang tìm cách mở rộng hoạt động sản xuất chăn nuôi ở Việt Nam ở cả trong lĩnh vực sản xuất thức ăn lẫn chăn nuôi bằng mô hình khép kín. Hiện, những tập đoàn này đang dần thay đổi nhận thức của người dân Việt Nam về hình thức sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi. Có thể nói, trong những năm qua, ngành chăn nuôi Việt Nam ở một khía cạnh nào đó được “học hỏi” mô hình kinh doanh của những tập đoàn nước ngoài.

Quay lại với chuyến khảo sát ở trên, khi được hỏi ý tưởng làm ăn đến từ đâu, nhiều chủ trang trại trả lời một cách thẳng thắn rằng, họ quan sát các công ty nước ngoài đang ăn nên làm ra ở Việt Nam và tìm cách áp dụng phù hợp với điều kiện của trang trại mình. Từ nhiều năm nay, các công ty nước ngoài đến Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi và sau nhiều năm những công ty này “phình ra” cả về mô hình lẫn doanh thu, vậy, tại sao người Việt Nam cứ phải hướng đến thị trường xa mà bỏ rơi thị trường nội địa, vốn đang phải nhập khẩu thịt, trứng và sữa để tiêu dùng mỗi ngày.

Muốn thành công hãy học và làm theo những kẻ dẫn đầu. Ngành chăn nuôi Việt Nam cũng vậy, để tồn tại trong bối toàn cầu hóa như hiện nay, hãy học theo những mô hình thành công như cách những công ty nước ngoài đã và đang đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, thay vì phải mày mò hướng đi mới để phải “trả học phí kinh nghiệm”.

>> Mỗi năm Việt Nam phải nhập ít nhất khoảng 100.000 tấn thịt, chủ yếu là thịt gà từ Mỹ, Hàn Quốc và hàng trăm ngàn con bò Úc để mổ thịt. Điều này chứng tỏ, nhu cầu tiêu thụ thịt của Việt Nam đang còn lớn và sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới khi kinh tế đất nước tiếp tục phát triển.


Nguồn: nguoichannuoi.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 127

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 126


Hôm nayHôm nay : 47624

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1160666

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72843375