Đến nay vừa tròn 30 tháng kể từ ngày những hom thanh long ruột đỏ đầu tiên được đặt xuống đất Kỳ Sơn. Ông Khích năm nay đã tròn 70 tuổi, vốn là một cựu chiến binh, một nhà giáo về hưu. Năm 2000, nhờ truyền hình mà ông Khích biết đến mô hình trồng thanh long ruột đỏ thành công tại xã Kim Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Vốn tính tò mò và ham học hỏi, năm 2009, ông Khích đã quyết định tìm đến tận Thạch Thất để học hỏi kinh nghiệm và mua giống thanh long về trồng tại đất Kỳ Sơn.
Ông Khích chăm sóc cây thanh long. |
Ông Khích đã đầu tư khoảng 50 triệu đồng để làm cột trụ và mua phân bón cho thanh long. Vốn đầu tư trồng không hề nhỏ, bù lại, quá trình trồng và chăm sóc thanh long lại rất dễ dàng. Trường hợp cây bị vàng hoặc thối lá, chỉ cần cắt bỏ phần lá đã mắc bệnh là cây có thể phát triển bình thường.
Sau 4 năm, thanh long sẽ cho thu hoạch ổn định. Do điều kiện địa lý, quả thanh long ruột đỏ được trồng tại miền Bắc có trọng lượng nhỏ hơn so với thanh long được trồng tại miền Nam và Nam Trung Bộ. Mỗi quả thường có trọng lượng trung bình từ 400-500 gam. Nhưng theo đánh giá của ông Khích, thanh long được trồng tại đất Bắc có độ ngọt hơn và thơm hơn so với thanh long của các khu vực khác. Trung bình một gốc cho 4 - 5kg quả trên một lần thu hoạch. Giá bán thanh long dao động trong khoảng 20.000 - 25.000 đồng/kg.
Mới chỉ cho hai lần thu hoạch nhưng nhiều người dân đã tỏ ra ưa chuộng sản phẩm thanh long của gia đình ông. Ông Nguyễn Văn Tâm- Phó Chủ tịch xã Hợp Thành nhận định: “Chúng tôi nhận thấy mô hình này hoàn toàn phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai tại Hòa Bình”.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn