15:10 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đưa nghề nuôi cá tra vào nề nếp

Thứ ba - 20/01/2015 02:15
Nhằm tạo khung pháp lý cần thiết giúp ngành cá tra phát triển ổn định, ngày 29/4/2014, Chính phủ ban hành Nghị định 36/2014/NĐ-CP về quản lý nuôi, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cá tra. Đến nay, mặc dù công tác triển khai của các cơ quan chức năng và địa phương khá đồng bộ nhưng vẫn còn chậm. Do đó, ngay từ thời điểm này, cần đẩy mạnh công tác triển khai Nghị định 36 và các văn bản có liên quan để đưa ngành hàng cá tra vào nề nếp.
 

 

Công tác triển khai khá đồng bộ

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, tính đến ngày 10/12/2014, việc triển khai Nghị định 36 tại các địa phương khá đồng bộ. Cụ thể, các địa phương như An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre và TP.Cần Thơ đang thực hiện rà soát quy hoạch chi tiết nuôi cá tra; các tỉnh còn lại đang trình UBND tỉnh phê duyệt đề cương.

Các địa phương cũng đã triển khai thực hiện đăng ký nuôi cá tra thương phẩm, điển hình như Vĩnh Long hoàn thành việc xác nhận đăng ký nuôi cá tra cho 100% số ao nuôi; An Giang đạt 58,14% diện tích; Hậu Giang có 120 cơ sở đăng ký; Đồng Tháp xác nhận 57 giấy đăng ký nuôi cá tra thương phẩm với diện tích 98ha, sản lượng 39.963 tấn; Tiền Giang có 70% số hộ nuôi cá tra­ đã được cấp giấy chứng nhận mã số ao nuôi và xác nhận đăng ký nuôi cá tra thương phẩm… Tuy nhiên, do các tỉnh đang trong quá trình rà soát quy hoạch nên việc cấp mã số nhận diện cơ sở theo yêu cầu của Thông tư 23 là chưa đạt; trong đó Vĩnh Long là địa phương dẫn đầu trong công tác cấp mã số nhận diện cho 132 cơ sở (67,3% số cơ sở nuôi) với diện tích 295,5ha (chiếm 68,7% diện tích).

Về triển khai nuôi theo quy trình VietGAP, Tổng cục Thủy sản đang trong quá trình đàm phán hài hòa với các tổ chức sở hữu các chứng nhận sản xuất an toàn như: GlobalGAP và BAP để sớm công nhận lẫn nhau. Trong năm 2015, một số tỉnh như Vĩnh Long, An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Tiền Giang… đang có kế hoạch đẩy mạnh triển khai thực hiện ứng dụng VietGAP, GlobalGAP, ASC… Tính đến hết tháng 11/2014, toàn vùng đã có 22 cơ sở đạt chứng nhận VietGAP với tổng diện tích 200ha.

Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã nỗ lực trong công tác chuẩn bị, khâu tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký hợp đồng xuất khẩu cá tra. Tính đến ngày 6/12/2014, đã có 193 doanh nghiệp đến đăng ký với tổng số hồ sơ xác nhận được cấp mới là 6.672 bộ, 10.653 lô hàng đăng ký xuất khẩu, tổng khối lượng sản phẩm cá tra các loại đăng ký xuất khẩu là 368.954 tấn.

Cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản đã thực hiện thống kê sản phẩm cá tra tồn kho đợt 1, kết quả có 82 doanh nghiệp còn tồn kho, 24 doanh nghiệp không có hàng tồn và 20 doanh nghiệp không có báo cáo.

 

Vẫn còn khó khăn, vướng mắc

Theo nhận định của Tổng cục Thủy sản, sau hơn 5 tháng triển khai Nghị định 36, tình hình xuất khẩu cá tra dần đi vào ổn định, cơ bản người nuôi không lỗ và yên tâm đầu tư sản xuất. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp từng bước được chấn chỉnh; một số thị trường khó tính sẵn sàng đón nhận sản phẩm cá tra theo đúng chất lượng quy định tại nghị định. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề phát sinh cần tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện. Quá trình chuẩn bị và phê duyệt đề cương rà soát quy hoạch cá tra tại một số tỉnh kéo dài, làm ảnh hưởng đến tiến trình áp dụng thực hiện nghị định bắt đầu từ ngày 1/1/2015.

Công tác tuyên truyền, tập huấn về nội dung của Nghị định 36 và Thông tư 23 tại một số tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu. Ý thức chấp hành chủ trương đăng ký sản lượng nuôi cá tra thương phẩm chưa tốt nên tỷ lệ chủ cơ sở đăng ký nuôi cá tra thương phẩm đạt thấp. Một số hộ nuôi/doanh nghiệp thực hiện đăng ký nuôi cá tra thương phẩm với mật độ cao, trái với nội dung của Thông tư 44/2010/TT-BNNPTNT về việc quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi cá tra thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tình trạng doanh nghiệp cố tình tiếp tục sản xuất cá tra dưới ngưỡng chất lượng quy định của nghị định còn khá phổ biến. Một số doanh nghiệp phối hợp chưa tốt trong việc kê khai thống kê hàng tồn kho, có tâm lý trông chờ kéo dài thời gian cho xuất khẩu sản phẩm cá tra có chất lượng thấp hơn quy định tại nghị định.

Cần quyết liệt

Để triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định 36 nhằm đưa ngành hàng cá tra đi vào nề nếp, từ đó phát triển ổn định và bền vững, Tổng cục Thủy sản đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính bố trí nguồn vốn để triển khai thực hiện Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 và Đề án sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL, tạo điều kiện thuận lợi sớm hoàn thành việc áp dụng VietGAP trong nuôi cá tra thương phẩm.

Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan chuẩn bị các giải pháp để chủ động đấu tranh với các tranh chấp thương mại. Đề nghị Vụ Pháp chế, Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với Tổng cục Thủy sản nghiên cứu quy định mật độ nuôi cá tra phù hợp với yêu cầu sản xuất.

UBND các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL có nuôi cá tra chỉ đạo các sở, ban, ngành khẩn trương hoàn thành và trình phê duyệt Quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra trong quý I/2015. Đồng thời, Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định về đăng ký nuôi cá tra thương phẩm, tổ chức tiếp nhận hồ sơ và cấp mã số nhận diện cơ sở; tăng cường công tác quản lý giám sát nhằm phát huy hiệu quả kinh tế của đàn cá tra bố mẹ chọn giống.

Hiệp hội Cá tra Việt Nam khẩn trương hoàn thiện đưa vào sử dụng phần mềm quản lý dữ liệu đăng ký hợp đồng, đồng thời thực hiện quy trình đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra thông qua hình thức trực tuyến, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ công bố giá sàn xuất khẩu cá tra.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Vũ Văn Tám chỉ đạo các địa phương trong khi chờ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch mới vẫn tổ chức triển khai việc đăng ký diện tích, sản lượng nuôi và đánh số ao. Tăng cường quản lý chất lượng cá tra giống theo quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia đã ban hành, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp tham gia nghiên cứu chọn tạo giống cá tra chất lượng. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại tại các thị trường quan trọng; tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan có liên quan để đấu tranh có hiệu quả với các rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật.

Thành Công
Nguồn: bannhanong.vn

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cá tra

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 162

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 161


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1118961

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72801670