Phóng viên Báo NTNN trao đổi với bà Hoàng Thị Mai (ảnh) – Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn TP.HCM, Phó Chánh văn phòng Ban điều phối Chương trình NTM TP.HCM.
Thưa bà, chính sách hỗ trợ lãi vay của thành phố trong thời gian qua đã tác động đến kinh tế, xã hội khu vực nông thôn như thế nào?
Anh Phan Tiến Đạt đang chăm sóc vườn mai tại huyện Bình Chánh. Ảnh: T.Đ
Mới đây, HĐND TP.HCM đã ban hành quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017-2020. Theo đó, với mức hỗ trợ lãi vay, ngân sách thành phố sẽ hỗ trợ 100% lãi suất. Hộ nghèo, hộ cận nghèo nếu vay từ Quỹ giảm nghèo của thành phố ủy thác sang Ngân hàng Chính sách được ngân sách thành phố hỗ trợ lãi suất 4%/năm. |
- Ước tính tổng kinh phí hỗ trợ lãi vay của thành phố là 49.680 triệu đồng. Bình quân vốn đầu tư 839 triệu đồng/hộ/phương án và vốn vay có hỗ trợ lãi vay 499 triệu đồng/hộ/lượt vay vốn. Từ đây cho thấy, 1 đồng vốn ngân sách hỗ trợ lãi vay huy động được 28 đồng vốn xã hội, trong đó từ tổ chức tín dụng là 17 đồng, từ trong dân là 11 đồng.
Có thể nói, người dân, doanh nghiệp tham gia chương trình đã xác định ngân sách thành phố chỉ hỗ trợ một phần lãi vay, từ đó đã chủ động phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, trả nợ gốc và lãi đúng hạn.
Qua đánh giá và kiểm tra tình hình thực hiện cho vay tại các ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu cho vay thực hiện chính sách thấp hơn so với cho vay các hộ sản xuất không tham gia chính sách và các ngành khác. Qua đó cho thấy, chính sách đã góp phần tăng trưởng tín dụng tại các quận, huyện ngoại thành, phát huy hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội.
Từ tác động của chính sách cộng với tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nông dân đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo ra nhiều việc làm, thu nhập, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng, mỗi quận huyện
Đâu là nguyên nhân để 2 huyện Củ Chi và Cần Giờ trở thành 2 địa phương được vay vốn nhiều nhất thời gian qua?
- Hiện 2 huyện đã phê duyệt nhiều phương án vay vốn với nhiều hộ nông dân tham gia, tổng vốn đầu tư và tổng vốn vay cao hơn so với các quận, huyện khác. Cụ thể huyện Củ Chi với tổng vốn đầu tư 505.773 triệu đồng (chiếm 36% tổng vốn đầu tư toàn thành phố), tổng vốn vay 300.832 triệu đồng (36% tổng vốn vay toàn thành phố). Huyện Cần Giờ có tổng vốn đầu tư 508.518 triệu đồng (chiếm 36,2% tổng vốn đầu tư toàn thành phố), tổng vốn vay 334.807 triệu đồng (40% tổng vốn vay toàn thành phố).
Theo tôi, lý do 2 huyện này có diện tích sản xuất nông nghiệp, số hộ nông dân còn nhiều so với các quận, huyện khác. Vì vậy, với công tác tư vấn hỗ trợ thực hiện chính sách được triển khai tới 2 địa phương đã thu hút, tập trung được nhiều tổ chức, hộ dân, cá nhân tham gia vay vốn hưởng chính sách hỗ trợ lãi vay theo chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
Bà nói gì về việc một số nông dân, doanh nghiệp và hợp tác xã có nhu cầu vay vốn hỗ trợ lãi vay nhưng chưa tiếp cận được nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng?
- Thực tế là có tình trạng này. Do không đảm bảo các điều kiện vay vốn của tổ chức cho vay như không có tài sản thế chấp, định giá tài sản rất thấp so với giá trị thực tế nên chủ đầu tư không thể vay vốn để thực hiện phương án đầu tư. Ngoài ra, các chủ đầu tư có lịch sử nợ xấu với tổ chức tín dụng đã hoàn trả lãi và gốc đầy đủ, khi có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất thì gặp khó khăn, thường bị từ chối cho vay.
Thành phố không hạn chế nguồn vốn hỗ trợ lãi vay. Điều quan trọng là chủ đầu tư phải có phương án vay vốn khả thi, hiệu quả đầu tư các loại cây con có giá trị kinh tế cao theo định hướng của thành phố như: Sản xuất hoa lan, cây kiểng, cá cảnh, rau an toàn...
Xin cảm ơn bà!
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn