04:15 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Được tặng bò, hết lo nghèo

Thứ năm - 22/08/2019 03:50
“Tặng tiền cũng tiêu hết, tặng bò chúng tôi vừa có công việc lúc nhàn rỗi, vừa có khoản tiết kiệm để dưỡng già. Nuôi lợn tốn nhiều tiền mua thức ăn, còn nuôi bò chỉ mất mỗi công đi cắt cỏ”.

Bà Nguyễn Thị Khoát (68 tuổi) vừa dắt bò đi chăn ở đường làng xã An Phú, Mỹ Đức (Hà Nội) vừa lạc quan chia sẻ với tôi như vậy…

05-58-59_nh_5
Bà Khoát chăn bò dọc đường làng xã An Phú, dù còn nghèo khó nhưng bà luôn lạc quan tươi cười.

250 gia đình chung một niềm vui

Từ năm 2017, Trung tâm Khuyến nông thành phố Hà Nội đã triển khai 3 mô hình nuôi bò sinh sản quy mô 250 con tại 6 huyện Thạch Thất, Ba Vì, Mỹ Đức, Gia Lâm, Quốc Oai, Sóc Sơn. Năm 2017, 2018, hộ nghèo đủ tiêu chí sẽ được cấp bò miễn phí 100% nhưng kể từ năm 2019 chính sách đã có sự thay đổi bằng cách hỗ trợ chỉ còn 70% con giống và 70% thức ăn tinh giai đoạn bò chửa lứa đầu.

Xã An Phú, huyện Mỹ Đức có 27 hộ tham gia mô hình này, tương ứng với 27 con bò sinh sản được cấp. Với chính sách hỗ trợ 70% con giống, người dân phải mất một khoản tiền đối ứng (gần 6 triệu đồng) nên họ có trách nhiệm hơn, sát sao hơn ngay từ việc chọn giống bò. UBND xã cử đại diện người dân, cán bộ nông nghiệp đến tận trung tâm cấp giống chọn cẩn thận từng con một.

Ông Đinh Văn Hoán, Phó chủ tịch xã An Phú chia sẻ: “Lần này phải đối ứng 30% nên người dân trách nhiệm hơn, chọn con giống tỉ mỉ hơn. Mô hình này không cho thu nhập ngay nhưng lúc nào người dân cũng nhìn thấy có tài sản trong nhà nên rất yên tâm. Khi bò sinh sản, nếu không bán thì để lại nhân đàn. Ở xã có nhiều hộ nuôi lên tới cả chục con bò, con trâu”.

An Phú là xã miền núi có nhiều đất đồi, đất bãi rất thích hợp với chăn nuôi đại gia súc. Nhà nào không có đủ đất còn có thể mượn của người khác để trồng cỏ voi, chăn bò. Ông Hoán tự tin rằng mô hình nuôi bò sinh sản không chỉ giúp các hộ dân bớt khó khăn trong cuộc sống mà còn góp phần không nhỏ vào tỷ lệ thoát nghèo của toàn xã: “Tổng kết cuối năm tới đây, tôi sẽ đối chiếu xem tỷ lệ giảm nghèo từ chương trình nuôi bò sinh sản chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm trên tổng giảm nghèo của cả xã. Tôi dự đoán sẽ không dưới 20-30% đâu”.  

Nuôi con ít phải suy nghĩ

Đối với những con bò được cấp từ năm 2017 nhiều hộ đã bán bê thu được một khoản tiền lớn. Bà Khuê nhờ chăn nuôi “mát tay” nên vừa được con bê đầu tiên với 11 triệu đồng. Tôi lướt nhìn nhanh vào trong 3 gian nhà cấp 4 cũ kỹ là nơi cư trú của 6 con người, thấy xuất hiện một vật dụng mới, có lẽ là đắt giá nhất: chiếc tivi màn hình lớn.

Bà Khuê nhanh nhảu khoe: “Chiếc tivi này hồi bán bê tôi mới có tiền mua còn khi trước chỉ là cái bé tẹo, bắt được có mấy chương trình. Nhờ có nó mà bây giờ nếu tôi ở nhà trông cháu cũng nhàn hơn, chỉ việc mở chương trình thiếu nhi cho chúng là không còn quấy khóc gì cả”.

05-58-59_nh_3
Bà Khuê phấn khởi khi mua được chiếc tivi mới từ tiền bán bê.

Ngày mưa thì để bò trong chuồng, ngày nắng thì chăn dắt, chiều đến vợ chồng con trai đi làm về trông con thì bà Khuê đi cắt cỏ cho bò ở khu vực ngay gần ao nhà. Bà thủ thỉ: “Nuôi gà, nuôi lợn thường thua lỗ nên tôi giờ đây chỉ nuôi những con vật ăn cỏ như cá, như bò, chúng ít bệnh tật, giá cả đỡ bấp bênh không mấy khi phải lo nghĩ nữa”.

Cùng đợt hỗ trợ với nhà bà Khuê, con bò nhà anh Yên cũng mới đẻ được bê cái. Gia cảnh của anh thật gieo neo. 2 chiếc quạt cây phải tháo lồng bảo vệ bên ngoài để chống chọi với cái nóng hầm hập từ mái bờ rô xi măng hắt xuống. Đấy là còn chưa kể chủ nhà đã “chống nóng” bằng cách phủ một lớp cây ngô lên mái nữa.

Anh Yên dáng người cao lớn, nói chuyện với chúng tôi chừng 10 phút mà mồ hôi vã ra như tắm. Người đàn ông mới 34 tuổi nhưng đầu đã lốm đốm tóc bạc, liên tục kéo áo quệt ngang mặt.

Vất vả là thế nhưng tôi thấy tinh thần lạc quan toát ra từ từng cử chỉ, lời nói của anh bởi hướng thoát nghèo đã có: “Bò khuyến nông cấp cho mới đẻ được bê cái nhưng tôi quyết không bán mà để sinh sản tiếp vì muốn mở rộng thêm quy mô. Nuôi lợn vốn nhiều mà rủi ro cũng cao nên tôi giờ đây tập trung vào nuôi bò, một vài năm nữa có tiền sẽ xây lại nhà cửa”.

05-58-59_nh_4
Anh Yên ôm mớ cỏ cho bò ăn buổi xế chiều.

Ngót nghét 70, cái tuổi đáng ra đã hưởng an nhàn, nghỉ ngơi nhưng bà lão dáng người nhỏ bé Nguyễn Thị Khoát vẫn phải đều đặn chăn bò mỗi ngày. Con bò mới được khuyến nông hỗ trợ hồi tháng 7 vừa rồi sẽ là tài sản dưỡng già cho bà sau những chuỗi ngày cơ cực. Tay dắt bò đi chăn, tay cầm liềm và chiếc bao tải gấp gọn gàng, bà cười và giải thích: “Chỗ nào cỏ tốt tôi cắt luôn để bò ăn bữa đêm. Ngoài cỏ, tối nào tôi cũng cho nó ăn thêm 3 bát tô cám gạo và 1 bát ngô nghiền rồi trộn với rau chuối. Nó phàm ăn lắm cô ạ!”.

Mặc dù phải đối ứng 30% tiền giống bò sinh sản nhưng bà lại được doanh nghiệp và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc của huyện hỗ trợ cho 4 triệu nên có thêm tiền để xây chuồng kiên cố. Chuyện một hồi đã dần quen, bà bộc bạch: “Tôi có 1 thằng con 49 tuổi bị tai nạn nên ảnh hưởng trí óc. Bình thường những ngày mát nó vẫn đi xây kiếm được tiền nhưng nắng thế này chỉ ngồi bật quạt ngồi thôi, không làm được gì cả. Khổ! Vợ bỏ đi để lại đàn con 5 đứa”. Nói đoạn, bà Khoát rơm rớm nước mắt. Đây cũng là lý do bà dù tuổi cao, sức yếu nhưng hàng ngày vẫn đi bộ khắp làng trên xóm dưới để kiếm cây bòng bong (loại cây phơi khô dùng để bó chổi), kiếm thêm được ít nào hay ít ấy.

Ở với người cháu nội nhiều năm nay, tiền ăn uống hàng ngày, tiền điện nước, đám ma, cưới hỏi bà vẫn thường phụ giúp nó. Mấy ngày nay bị ong đất đốt sưng hết cả người, không đi kiếm cây bòng bong được nữa bà đành túc tắc đi cắt cỏ cho bò. “Tôi chỉ mong sau này bán được bê, có được khoản tiền thêm với cháu để trả vay nợ ngân hàng”.

70 tuổi hay mới ngoài 30 tuổi, những phận đời kể trên đều có chung một điểm là nghèo. Dù nguyên nhân có đến từ khách quan hay do chủ quan đi chăng nữa nhưng họ vẫn luôn luôn khao khát được thoát nghèo bằng chính bàn tay và sức lao động của mình. Những con bò sinh sản dù không đem đến một nguồn thu dồi dào ngay tức khắc nhưng sẽ là tư liệu sản xuất, là tài sản giúp họ vươn lên một cách bền vững về lâu, về dài.
Theo Hà Thị Hiền/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 437

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 435


Hôm nayHôm nay : 35969

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 748991

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70976306