12:54 EST Thứ năm, 02/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gắn kết chăn nuôi nhỏ lẻ vào chuỗi sản xuất

Thứ hai - 12/12/2016 02:01
Đây chính là mấu chốt để phát huy vai trò chăn nuôi nhỏ lẻ trong các hộ dân ở nông thôn. Bởi trong những năm tới loại hình chăn nuôi này vẫn tiếp tục giữa vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi Việt Nam, nên cần phải có chính sách trợ lực kịp thời.

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) với báo Kinh tế & Đô thị.

Lộ nhiều điểm yếu

Tại Hội thảo “Mô hình giám sát phát triển chăn nuôi ở Việt Nam” tổ chức ngày 7/12, nhiều vấn đề xung quanh chăn nuôi nông hộ đã được đưa ra mổ xẻ. Qua khảo sát hơn 4.000 hộ chăn nuôi tại 12 tỉnh, TP trên cả nước, trong đó có Hà Nội cho thấy, trong khi giá sản phẩm đầu ra như thịt, trứng, sữa đều giảm thì giá thức chăn nuôi lại tăng nhẹ. Bên cạnh đó, khảo sát cũng chỉ ra một số khó khăn mà người chăn nuôi đang gặp phải là khó tiếp cận nguồn vốn vay và khâu tiêu thụ sản phẩm.

Một hộ chăn nuôi gà trên địa bàn xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ảnh: Trần Việt

Một hộ chăn nuôi gà trên địa bàn xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội.          Ảnh: Trần Việt

Đáng chú ý, đánh giá sâu hơn tại 6 tỉnh, TP điển hình về chăn nuôi trên cả nước gồm Bắc Giang, Thanh Hóa, Hà Nội, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hòa Bình và Bình Định cho thấy, chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ đang bộc lộ khá nhiều bất cập, yếu kém. Cụ thể, mặc dù tổng số lao động tham gia chăn nuôi gần như tương đương nhưng nguồn lực về vốn và cơ sở vật chất của hộ nhỏ lẻ thua kém rất xa. Bình quân mỗi hộ đầu tư trang thiết bị, nhà xưởng chỉ khoảng 103 triệu đồng, trong khi ở quy mô gia trại là 260 triệu đồng và trang trại là 795 triệu đồng. Tỷ lệ tiếp cận tín dụng thương mại phục vụ sản xuất của trang trại cũng cao hơn hộ nhỏ lẻ.

Ông Tạ Văn Tưởng - chuyên gia Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ipsard) cho biết, tỷ lệ sử dụng giống ngoại của hộ chăn nuôi nhỏ lẻ là thấp nhất (7,5%), trong khi gia trại là 22,6% và trang trại là 49%. Do chăn nuôi theo phương thức truyền thống nên chi phí sản xuất của hộ nhỏ lẻ cao, hiện khoảng 47.900 đồng/kg thịt lợn hơi, trong khi trang trại chỉ mất 40.100 đồng/kg. Đặc biệt, về liên kết sản xuất nông nghiệp, chỉ có 3,1% số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tham gia liên kết, trong khi tỷ lệ này ở gia trại là 35,7% và trang trại là 31%. Chính vì vậy mà hiệu quả của chăn nuôi nhỏ lẻ đạt thấp, thậm chí có thời điểm thua lỗ.

Củng cố vị trí

Năm 2016 được coi là một năm có nhiều điểm sáng của ngành chăn nuôi khi liên tục duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, góp phần “cứu” đà tăng trưởng của toàn ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề trăn trở là số hộ chăn nuôi vẫn còn lớn, lên tới hàng triệu hộ. TS Hoàng Vũ Quang – Phó Viện trưởng Ipsard cho biết, số hộ chăn nuôi đang có xu hướng giảm dần, đồng thời tăng quy mô sản xuất và chuyển dịch ra khỏi địa bàn dân cư. Theo ông Quang, thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, cạnh tranh ngày càng cao như hiện nay, cần phải có hệ thống giám sát chặt chẽ ngành chăn nuôi xuống tận nông hộ. Qua đó cung cấp thông tin kịp thời cho các hộ dân cải thiện điều kiện sản xuất.

Ông  Nguyễn Xuân Dương -  Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, giống như các nước phát triển, hiện nay, quá trình tích tụ, tập trung, công nghiệp hóa chăn nuôi đang diễn ra ở Việt Nam. Mặc dù vậy, nông hộ chăn nuôi và các HTX sẽ còn đồng hành với ngành chăn nuôi trong một vài năm tới. Chính vì vậy, để củng cố vai trò của nông hộ, cần thực hiện tốt Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020. Trong đó, Nhà nước chủ trương hỗ trợ những nội dung mà các nông hộ đang yếu như con giống, kiểm soát dịch bệnh, môi trường, giúp hộ chăn nuôi giảm chi phí sản xuất và đảm bảo ATTP.

Theo lãnh đạo Cục Chăn nuôi, vấn đề quan trọng nhất là phải gắn kết các hộ chăn nuôi vào chuỗi sản xuất với vai trò trung tâm là các HTX. Khi đó, HTX sẽ đứng ra liên kết với DN cung ứng dịch vụ đầu vào và DN giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Sự liên kết không chỉ giúp các hộ chăn nuôi yên tâm sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn tạo vùng nguyên liệu ổn định cho các DN

 

THIÊN TÚ

Kinh Tế Đô Thị


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chăn nuôi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 39


Hôm nayHôm nay : 24277

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 41716

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73088687