23:17 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giá heo hơi hôm nay 3/9: Giá lợn chững lại, người nuôi lo dịch tả lợn châu Phi tấn công

Chủ nhật - 02/09/2018 20:26
Theo khảo sát của phóng viên NTNN/Dân Việt, giá heo hôm nay 3/9 tại các vùng của cả nước vẫn đang giữ ở mức trên dưới 50.000 đồng đến 52.000 đồng/kg, tùy loại. Điều đáng lo ngại là hiện nay, Trung Quốc đang phải đối phó với dịch tả lợn châu Phi nguy hiểm, loại bệnh này lây lan rất nhanh và nguy cơ tràn vào Việt Nam rất lớn.

gia heo hoi hom nay 3/9: gia lon chung lai, nguoi nuoi lo dich ta lon chau phi tan cong hinh anh 1

 Giá lợn hôm nay 3/9 tại các vùng trong cả nước vẫn giữ ở mức trên dưới 50.000 đồng/kg.

Giá lợn chững lại

Ông Nguyễn Tiến Phương, chủ trang trại lợn ở Thanh Oai (Hà Nội) cho biết, so với thời điểm tuần trước, hiện giờ giá lợn đã chững lại khoảng trên dưới 50.000 đồng/kg. "Với mức giá này người nuôi vẫn có lãi khá lớn, mong rằng trong thời gian tới giá lợn giữ vững để bà con kiếm lãi", ông Phương nói.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Phương bày tỏ lo ngại trước thông tin dịch tả lợn châu Phi có thể xâm nhiễm vào Việt Nam. "Khi nghe thông tin báo chí xuất hiện dịch tả lợn châu Phi và rất có thể sẽ tràn vào Việt Nam  nên tôi và bà con chăn nuôi rất lo lắng, sợ dịch vào sẽ ảnh hưởng đến giá lợn và đầu ra. Hiện, chúng tôi rất cần thông tin và cách phòng tránh mong nhà nước, đặc biệt là Bộ NNPTNT cập nhật, dự báo sớm tình hình và cảnh báo sớm giúp người dân an toàn để chúng tôi yên tâm chăn nuôi", ông Phương khẳng định.

Cùng nỗi lo với ông Phương, bà Phạm Thị Bích ở Tam Điệp (Ninh Bình) cho rằng, nếu nhà nước không sớm có biện pháp quyết liệt để ngăn chặn và lên kịch bản ứng phó sớm thì rất có thể người nuôi lợn tại các vùng trong nước sẽ hứng chịu thiệt hại.

"Giá lợn hiện vẫn đang ở mức khá tốt, khoảng trên dưới 51.000 đồng/kg, người nuôi vẫn có lãi nên bà con rất phấn khởi. Tuy nhiên, nếu sắp tới dịch tả lợn châu Phi ập đến thì bà con sẽ là người hứng chịu hậu quả rất nặng nề", bà Bích nói.

Cách phát hiện dịch tả lợn Châu Phi

 gia heo hoi hom nay 3/9: gia lon chung lai, nguoi nuoi lo dich ta lon chau phi tan cong hinh anh 2

Nhiều người nuôi heo ở các vùng đang lo ngại dịch tả lợn châu Phi tràn vào Việt Nam gây hại cho chăn nuôi và sinh kế của người dân.

Ông Nguyễn Văn Long - Trưởng phòng Dịch tễ (Cục Thú y) cho biết, lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi có nhiều triệu chứng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Lợn bệnh biểu hiện các triệu chứng không khác biệt so với triệu chứng của bệnh dịch tả lợn cổ điển (đã và đang có tại Việt Nam). 

Do đó, việc chẩn đoán Dịch tả lợn châu Phi khó có thể xác định và phân biệt được bằng các triệu chứng lâm sàng, mà cần lấy mẫu gửi phòng thí nghiệm để xét nghiệm mới có thể phát hiện chính xác virus dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, một số biểu hiện cơ bản có thể dễ nhận nhận bên ngoài ở các thể:

- Thể quá cấp tính: Lợn sẽ chết nhanh, không biểu hiện triệu chứng hoặc lợn sẽ nằm và sốt cao trước khi chết.

- Thể cấp tính: Lợn sốt cao (40,5-42°C). Trong 2-3 ngày đầu tiên, giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu. Lợn không ăn, lười vận động, ủ rũ, nằm chồng đống, lợn thích nằm chỗ có bóng râm hoặc gần nước.

Lợn có biểu hiện đau vùng bụng, lưng cong, di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là ở vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng, có thể có màu sẫm xanh tím. Trong 1-2 ngày trước khi con vật chết, có triệu chứng thần kinh, di chuyển không vững, nhịp tim nhanh, thở gấp, khó thở hoặc có bọt lẫn máu ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc có thể táo bón, phân cứng đóng viên có kích thước nhỏ, có chất nhầy và máu. Lợn sẽ chết trong vòng 6-13 hoặc 20 ngày.

Lợn mang thai có thể sẩy thai ở mọi giai đoạn. Tỷ lệ tử chết cao lên tới 100%. Lợn khỏi bệnh hoặc nhiễm vi rút thể mãn tính thường không có triệu chứng, nhưng chúng sẽ là vật chủ mang ASFV trong suốt cuộc đời.- Thể á cấp tính gây ra bởi vi rút có độc tính trung bình, chủ yếu được tìm thấy ở châu Âu, lợn biểu hiện triệu chứng không nghiêm trọng.

Lợn sốt nhẹ hoặc sốt lúc tăng lúc giảm, giảm ăn, sụt cân, ủ rũ, viêm toàn bộ phổi nên khó thở, ho có đờm, phổi có thể bội nhiễm vi khuẩn kế phát, viêm khớp, vận động khó khăn. Bệnh kéo dài 5-30 ngày, nếu máu ứ trong tim (cấp tính hoặc suy tim) thì lợn có thể chết, lợn mang thai sẽ sẩy thai, lợn chết trong vòng 15-45 ngày, tỉ lệ chết khoảng 30-70 %. Lợn có thể khỏi hoặc bị bệnh mãn tính.

- Thể mãn tính gây ra bởi vi rút có độc tính trung bình hoặc thấp. Chủ yếu được tìm thấy ở Angola và châu Âu. Lợn có nhiều triệu chứng khác nhau, chẳng hạn như giảm cân, sốt không ổn định, có triệu chứng hô hấp, hoại tử da, hoặc viêm loét da mãn tính, viêm khớp, viêm cơ tim, viêm phổi dính sườn, viêm các khớp khác nhau trong giai đoạn phát triển.

Triệu chứng kéo dài 2-15 tháng, có tỷ lệ tử vong thấp, lợn khỏi bệnh sau khi nhiễm vi rút gây nên bệnh sẽ trở thành dạng mãn tính.Các bệnh khác cần được chẩn đoán để phân biệt với bệnh do virus dịch tả lợn châu Phi rất đa dạng, bao gồm các bệnh: Bệnh tai xanh (đặc biệt là thể cấp tính); bệnh đóng dấu lợn; bệnh phó thương hàn; bệnh tụ huyết trùng; bệnh liên cầu khuẩn do Streptococcus suis; bệnh Glasser; bệnh ký sinh trùng đường máu do Trypanosoma gây ra; Hội chứng viêm da sưng thận do PCV2; bệnh giả dại ở lợn choai và bị ngộ độc muối.Hiện nay, hệ thống các phòng phân tích của ngành thú y ở nước ta đều có khả năng để xác định bệnh do virus dịch tả lợn châu Phi gây ra.

Cụ thể, việc lấy mẫu xét nghiệm có thể gồm: Lấy mẫu máu lợn đang sốt trong giai đoạn đầu, máu được chống đông bằng bổ sung EDTA 0.5% hoặc Heparin; lách, các hạch bạch huyết, hạch amidan bảo quản ở nhiệt độ 4°C; huyết thanh từ động vật khỏi bệnh, lấy mẫu trong vòng 8-21 ngày sau khi lợn nhiễm bệnh.

Xét nghiệm phát hiện virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi bằng nhiều cách như: Sử dụng tế bào monocytes sơ cấp của lợn hoặc tế bào tủy xương, phần lớn virus dịch tả lợn phân lập được sẽ sinh ra Haemadsorption; phát hiện kháng nguyên bằng phương pháp Fluorescent antibody test (FAT) kết quả dương tính của FAT cùng với các triệu chứng và các tổn thương có thể sơ bộ xác định bệnh Dịch tả lợn châu Phi; phương pháp PCR: Là kỹ thuật cần thiết đối với việc xét nghiệm các mẫu lợn nghi bị nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi…

Theo danviet.vn

 

 

 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 607

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 605


Hôm nayHôm nay : 61745

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1478622

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74525593