00:17 EDT Chủ nhật, 19/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gia tăng nhiễm khuẩn E. coli từ xà lách bị bệnh mốc sương

Thứ năm - 06/08/2015 20:16
Theo các nhà khoa học từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Escherichia coli O157: H7 - một loại vi khuẩn gây ra các bệnh có nguồn gốc từ thực phẩm cho con người, có nhiều khả năng nhiễm cho rau diếp khi có sự hiện diện của bệnh mốc sương.

Bệnh mốc sương trên rau diếp gây ra bởi mốc nước Bremia lactucae giống như một loại nấm, là một trong những vấn đề lớn nhất mà những người trồng rau diếp phải đối phó.

Nhưng nhà vi trùng học Maria Brandl cùng với đơn vị Nghiên cứu Vi trùng học và sản xuất an toàn trực thuộc cơ quan Nghiên cứu nông nghiệp (ARS) của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ở Albany, California, đã tìm hiểu lý do tại sao quá nhiều E. coli O157: H7 bùng phát có thể được truy nguồn từ các cánh đồng trồng rau diếp khi nguồn E. coli O157 : H7 cũng đa dạng ở thịt bò chưa được nấu chín, ở rau mầm, sữa tươi, quả óc chó đã bóc vỏ, trái cây và rau quả.

Lá rau diếp thực sự là một môi trường khắc nghiệt đối với vi sinh vật để tồn tại. Nhưng có bằng chứng dịch tễ học không thể chối cãi được về mức độ nhiễm E. coli O157: H7 thường xuyên của rau diếp.

Trong nghiên cứu trước đó, Brandl thấy rằng E. coli O157: H7 ưa thích lá rau diếp non bị cắt và bị tổn thương hơn là những lá không bị tổn thương và những lá già. Sau đó, bà đã hợp tác với nhà di truyền học của ARS và nhà lai tạo giống rau diếp Ivan Simko từ Đơn vị Nghiên cứu bảo vệ và cải tiến cây trồng ở Salinas, California.

Họ phát hiện ra rằng, trong điều kiện nhiệt độ ấm áp và ẩm ướt trên lá, E. coli O157: H7 đã nhân lên nhiều hơn gấp 1.000 lần trong các tổn thương do bệnh mốc sương so với trên mô lá rau diếp khỏe mạnh. Ngay cả trên lá rau diếp khô, nơi hầu hết các vi khuẩn phải đấu tranh để tồn tại, E. coli O157: H7 tiếp tục tồn tại với số lượng lớn khi bệnh mốc sương hiện diện.

Các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng E. coli O157: H7 không phát triển cũng như các tổn thương do mốc sương trên dòng rau diếp RH08-0464 được Simko và một đồng nghiệp lai tạo ra ít nhạy cảm với các bệnh ở rau diếp, khi vi khuẩn đã có mặt trên giống Triple Threat - một giống thương mại rất dễ bị nhiễm bệnh mốc sương.

Vẫn cần được nghiên cứu một cách cẩn thận các nhân tố chính xác ít làm gia tăng E. coli O157: H7 trong dòng kháng nhiều hơn. Nhưng nếu một rào cản di truyền cho sự xâm nhập của E. coli O157: H7 có thể được lai tạo ra các giống rau diếp thương mại cùng với tính kháng bệnh mốc sương, nó sẽ bổ sung thêm một tuyến phòng thủ mới cho nhiễm khuẩn của rau diếp, giúp nông dân cải thiện tính an toàn với vi sinh vật cho cây trồng của họ cũng như kiểm soát vấn đề số một về dịch bệnh trên cây trồng của họ.

Nghiên cứu được dăng tải trên tạp chí AgResearch, số ra tháng 7 năm 2015.

Nguồn: iasvn.org

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 289


Hôm nayHôm nay : 33844

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 993992

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61315949