15:39 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giải pháp đồng bộ hỗ trợ thiệt hại do dịch Covid-19, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Thứ tư - 12/02/2020 19:43
Trong bối cảnh dịch virus Covid-19 diễn biến phức tạp, Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu cần nghiên cứu một số chính sách tín dụng hỗ trợ kinh tế, ngành tài chính cần có các chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp bán lẻ, doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng nông lâm thủy sản, dịch vụ, du lịch…

Đây là một nội dung trong báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) gửi thường trực Chính phủ về tác động của dịch virus Covid-19 đến kinh tế-xã hội Việt Nam tính đến ngày 12/2.

 

Xác định nhiều mặt hàng bị ảnh hưởng bởi dịch

 

Dịch đã ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, gây gián đoạn chuỗi cung ứng nhiều sản phẩm hàng hóa của thế giới. Ngoài ra làm đình trệ sản xuất kinh doanh; suy giảm nhu cầu tạm thời từ Trung Quốc, ảnh hưởng tới tăng trưởng của khu vực và toàn cầu. Trong khi đó Việt Nam có độ mở nền kinh tế lớn và đường biên giới dài với Trung Quốc, chắc chắn sẽ chịu những ảnh hưởng không nhỏ.

 

Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam nhập khẩu linh kiện chủ yếu từ Trung Quốc. Hiện tại, các biện pháp kiểm dịch sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất, và cả thị trường tiêu thụ. Bộ KHĐT lo ngại đến nguồn linh phụ kiện đầu vào cho sản xuất trong nước. 

 

Ngành dệt may Việt Nam phải nhập khẩu số lượng lớn nguyên liệu từ Trung Quốc để phục vụ sản xuất và xuất khẩu. Do vậy, nếu dịch kéo dài sẽ khiến các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu dệt may của Việt Nam khó khăn.

 

Về tổng thể dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều lĩnh vực nên hoạt động đầu tư có thể bị ảnh hưởng.

 

Về du lịch,  ước tính số lượng khách ngoài Trung Quốc sẽ giảm khoảng 50-60% trong giai đoạn có dịch.

 

Vận tải hàng không bị ảnh hưởng nặng nề do những tác động của dịch gây ra. Trước đây trung bình mỗi ngày có khoảng trên 80 chuyến bay qua lại giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong thời gian dịch thì đã hủy toàn bộ các chuyến bay. Vận tải đường bộ và đường sắt, xe buýt, taxi cũng bị sụt giảm do lượng khách đi du lịch, lễ hội giảm.

 

Các cơ sở lưu trú, du lịch gặp nhiều khó khăn do khách hàng hủy kế hoạch du lịch, hủy đặt phòng. Hoạt động kinh doanh nhà hàng trầm lắng do tâm lý người dân ngại đến những nơi đông người. Đáng chú ý, hoạt động thương mại điện tử, các hoạt động như giáo dục trực tuyến có thể gia tăng.

 

Trong trường hợp dịch kết thúc cuối quý I, ước tính quý I kim ngạch xuất khẩu đạt 53,9 tỷ USD, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu đạt 55,5 tỷ USD, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm trước.

 

Trong trường hợp dịch kéo dài hết quý II thì ước tính quý II đạt kim ngạch xuất khẩu 58,5 tỷ USD, giảm 8,1%. Kim ngạch nhập khẩu đạt 61 tỷ USD, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước.

 

Cần rà soát để “trợ lực đúng địa chỉ

 

Dưới góc độ cơ quan tham mưu tổng hợp, Bộ KH&ĐT cũng đề xuất một số giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để duy trì sản xuất, kinh doanh trong thời gian dịch.

 

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu ngay một số gói chính sách tín dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, nông dân chịu ảnh hưởng của dịch. 

 

Cần có giải pháp, chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp bán lẻ, doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng nông lâm thủy sản, dịch vụ, du lịch; hỗ trợ như gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân, miễn tiền phạt chậm nộp thuế; miễn, giảm thuế xuất nhập khẩu; bảo đảm thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu; cắt giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp thông qua việc hỗ trợ giảm mức phí điện, nước cho các doanh nghiệp đang phải tạm ngừng sản xuất kinh doanh do dịch; các giải pháp thúc đẩy mạnh doanh nghiệp phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong thương mại điện tử, giao vận, chuyển phát, thanh toán điện tử trên môi trường số.

 

Trước đó, Chính phủ và các bộ, ngành đã triển khai một số giải pháp bước đầu hỗ trợ doanh nghiệp. Cụ thể, NHNN cũng đã có Hội nghị bàn các giải pháp tín dụng ngân hàng, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch viêm đường hô hấp cấp. Lãnh đạo NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại (NHTM) tham gia hỗ trợ doanh nghiệp, khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của dịch.

 

Nhấn mạnh sự hỗ trợ cần đúng địa chỉ, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú đã đề nghị ngân hàng xác định thiệt hại, tính toán cơ cấu lại dư nợ, kéo dãn thời gian trả nợ, giảm lãi trong hợp đồng, tiến hành các biện pháp cho vay mới để “trợ lực ” các doanh nghiệp duy trì phát triển…

 

Tinh thần chung là các ngân hàng cần giảm lãi suất hỗ trợ khó khăn doanh nghiệp bị thiệt hại do dịch bệnh.

Thực hiện chỉ đạo của NHNN, một số NHTM cũng đã triển khai các hỗ trợ cụ thể. Ví dụ, Vietcombank vừa công bố các biện pháp hỗ trợ như: Thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giãn thời hạn trả  nợ, không tính lãi suất phạt quá hạn.
Các đối tượng, các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh được hỗ trợ thuộc các lĩnh vực sau: vận tải kho bãi; dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn; thực phẩm và đồ uống có cồn; xuất nhập khẩu chủ yếu với thị trường Trung Quốc (thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thủy sản, dệt may, da giày…). Các ngân hàng như VPBank, KienlongBank… cũng nỗ lực hạ lãi suất chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp bị thiệt hại.
Với ngành tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng ban hành quyết định công bố danh mục các mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu phục vụ công tác chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Covid-19 gây ra. Các mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu gồm: Khẩu trang y tế; nước rửa tay khô sát trùng; nguyên liệu để sản xuất khẩu trang y tế (gồm vải không dệt, màng lọc kháng khuẩn, dây thun, thanh nẹp mũi); nước sát trùng; bộ trang phục phòng chống dịch (gồm quần áo, kính, mũ bảo hộ, giày, găng tay, khẩu trang y tế) và các vật tư y tế cần thiết khác.
Tổng cục Hải quan chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị hải quan thực hiện thống nhất việc miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để phòng, chống dịch bệnh kịp thời. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, đảm bảo việc nhập khẩu đúng mục đích miễn thuế.
Bộ KH&ĐT phân tích: Trong trường hợp khống chế được dịch trong quý I thì tăng trưởng GDP dự báo là 6,25% giảm 0,55 điểm % so với mục tiêu của Chính phủ. Trong đó quý I, dự báo tăng trưởng đạt 4,52%; quý II tăng 6,08%.
Trường hợp dịch được khống chế trong quý II, tăng trưởng GDP dự báo là 5,96% giảm 0,84 điểm % so với mục tiêu và giảm 0,29 điểm % so với kịch bản khống chế được dịch trong quý I. Điều này có nghĩa là mức tăng trưởng kinh tế của năm nay phụ thuộc lớn vào việc khống chế dịch sớm hay muộn.
Về lâu dài, Bộ KH&ĐT đề xuất cần phải đẩy nhanh các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế. Cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tập trung trước hết vào tạo điều kiện thuận lợi hơn, hỗ trợ và khuyến khích mạnh mẽ hơn đối với phát triển kinh tế tư nhân.
 

Anh Minh/chinhphu,vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: doanh nghiệp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 131


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1167940

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72850649