04:12 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gian nan mua thuốc ở bệnh viện

Thứ năm - 19/07/2012 10:51
Từ đầu tháng 7 đến nay, khi quy định mỗi bệnh viện chỉ được mở một nhà thuốc có hiệu lực, một nhà thuốc ở bệnh viện lớn phải gồng lưng phục vụ cho 4.000 - 5.000 bệnh nhân khám, điều trị mỗi ngày.

Gian nan mua thuốc ở bệnh viện
Hơn 12 giờ trưa 17/7, nhiều bệnh nhân vẫn kiên nhẫn xếp hàng chờ mua thuốc tại nhà thuốc Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM. Ảnh: Võ Tuấn
 
Rồng rắn xếp hàng chờ mua thuốc
 
Tại BV Chấn thương chỉnh hình TPHCM, trước đó BV có hai nhà thuốc phục vụ mỗi ngày cho khoảng 1.500 bệnh nhân. Thế nhưng từ đầu tháng 7, BV đã đóng cửa một nhà thuốc và nhà thuốc này không đáp ứng nổi nhu cầu thực tế của bệnh nhân. Chính vì nhà thuốc quá tải nên nhiều bệnh nhân phải cầm toa thuốc ra mua tại các nhà thuốc tư nhân bên ngoài. Bệnh nhân Trần Thị Hải, 46 tuổi, quận 8, TPHCM, cho biết: “Tôi nộp đơn thuốc từ lúc 8h nhưng đến giờ gần 3 tiếng xếp hàng vẫn chưa mua được thuốc. Cách đây một tuần tôi đến khám và không chịu nổi cảnh xếp hàng chờ nên đã ra nhà thuốc trước cổng BV để mua đại. Hai loại thuốc dãn cơ đắt hơn thuốc trong BV khoảng 1.000-2.000 đồng/viên, nhưng lo nhất là không biết thuốc có đúng hay không?”.
 
Không chỉ tại BV Chấn thương chỉnh hình, tại BV Bệnh nhiệt đới, trước đó có hai nhà thuốc phục vụ bệnh nhân nhưng cũng vừa đóng cửa một nhà thuốc khiến bệnh nhân khốn khổ vì muốn mua thuốc đặc trị không phải quầy thuốc nào ở bên ngoài cũng có. BS Võ Minh Quang, Phó Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, BV Bệnh nhiệt đới, cho biết: “Trước đây, BV chỉ có một nhà thuốc nhưng chia làm hai gian hàng, một gian dành cho bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm và một gian dành cho bệnh nhân không mắc bệnh truyền nhiễm để tránh lây lan. Nhưng sau đó, lượng bệnh nhân quá đông, đặc biệt là BV được xem như tuyến cuối nên thu hút lượng bệnh nhân rất lớn từ các tỉnh, nên BV phải mở thêm một quầy thuốc mới để phục vụ bệnh nhân ở gần khoa khám bệnh để bán thuốc vào ban đêm khi bệnh nhân vào cấp cứu hoặc mua thuốc khẩn cấp...”.
 
BV Từ Dũ cũng có hai nhà thuốc đành phải đóng cửa một, BV Nhân Dân 115 có ba nhà thuốc cũng đóng hết hai nhà thuốc... Lãnh đạo BV Nhân Dân 115 cho rằng, việc BV mở thêm các nhà thuốc mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh giảm thời gian chờ đợi khi mua thuốc cũng như đảm bảo chất lượng và giá thấp hơn nhà thuốc bên ngoài.
 
Vậy, câu hỏi đặt ra, tại sao có chuyện nhiều nhà thuốc BV lại đóng cửa hàng loạt và bệnh nhân phải xếp hàng dài chờ đợi? Trong khi đó, ngược lại, các nhà thuốc bên ngoài BV lại đông đen người mua mặc dù giá thuốc cao hơn nhiều...
 
Văn bản luật: Tréo cẳng ngỗng!
 
Qua tìm hiểu của phóng viên Báo Lao Động, rối rắm chuyện đóng cửa các nhà thuốc phát xuất từ thông tư số 15/2011/TT- BYT ban hành ngày 19/4/2011. Theo đó, mỗi nhà thuốc của BV phải đạt chuẩn GPP và do một dược sĩ đứng tên, giám đốc của BV chịu trách nhiệm về hoạt động và giao cho trưởng khoa dược quản lý. Vì thế, nếu BV nào muốn mở thêm một nhà thuốc mới trong BV thì phải có giấy phép đăng ký kinh doanh.
 
Rất khó khăn mới mua được thuốc ở đây. Ảnh: T.L
 
Điều phi lý ở chỗ, ngay trong điều 4 của thông tư quy định rõ: “Cơ sở bán lẻ thuốc phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định tại thông tư 02/2007/TT-BYT ngày 24/1/2007 của Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều về điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của Luật Dược và Nghị định 79/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược”. Tuy nhiên, theo lãnh đạo các BV, BV công chỉ là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu chứ không phải là doanh nghiệp nên không xin được giấy phép kinh doanh cho nhà thuốc BV. Do không có giấy phép kinh doanh của Sở Kế hoạch - Đầu tư nên các nhà thuốc của các BV mới thành lập đều không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
 
Chính vì quy định “tréo cẳng ngỗng” trên khiến các BV muốn mở thêm nhà thuốc thứ hai, ba để phục vụ người bệnh cũng chỉ biết mở... chui. Sợ vi phạm luật nên nhiều nhà thuốc BV đã mở trước đó “rỉ tai” nhau và đồng loạt rủ nhau đóng cửa. Tại cuộc họp bình ổn giá thuốc vào tháng 3/2012, TPHCM đã bật đèn xanh đồng ý cho BV đăng ký mở thêm nhà thuốc nếu BV đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, khi BV tiến hành làm các thủ tục gửi đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để xin cấp phép thì sở này không thể cấp được, vì nhà thuốc BV thuộc chủ sở hữu BV chứ không phải của cá nhân dược sĩ... Rõ ràng, với quy định như trên, chắc chắn khó có BV nào có thể mở thêm được nhà thuốc để phục vụ bệnh nhân và chắc chắn điệp khúc xếp hàng chờ cả buổi mới lấy được thuốc sẽ tiếp tục tái diễn.   
  
Võ Tuấn
Theo Dân Trí
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 271


Hôm nayHôm nay : 33022

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 984051

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72666760