01:42 EST Chủ nhật, 29/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gỗ Việt rộng đường sang Mỹ, kim ngạch xuất khẩu chạm mốc 4 tỷ USD

Thứ ba - 25/06/2019 09:56
Vừa là thị trường xuất khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam, Mỹ cũng đồng thời là nhà cung cấp nguồn gỗ nguyên liệu sạch vô cùng lớn cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Vì vậy, việc tăng cường hợp tác hai bên, thúc đẩy sự minh bạch, tránh gian lận thương mại là điều cần thiết.

Xuất khẩu gỗ sang Mỹ có thể đạt 4 tỷ USD

Theo ông Nguyễn Tôn Quyền - Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Mỹ là thị trường xuất khẩu số 1 về gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, chiếm 45% tổng giá trị xuất khẩu của ngành. Tốc độ tăng trưởng vào thị trường Mỹ trung bình từ 15-17%/năm. Nếu như năm 2018 xuất khẩu gỗ của Việt Nam vào Mỹ đạt trên 3,6 tỷ USD thì riêng 5 tháng đầu năm 2019 con số này đã đạt 1,839 tỷ USD, tăng 34,98% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm tới 46% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước.

 go viet rong duong sang my, kim ngach xuat khau cham moc 4 ty usd hinh anh 1

Xuất khẩu gỗ có nhiều cơ hội tại thị trường Mỹ. Ảnh: Cao Thắng

"Việt Nam đã ký nhiều hiệp định thương mại tự do, thông qua các hiệp định Việt Nam cam kết về sử dụng gỗ hợp pháp trong chế biến. Với thế mạnh nguồn cung bền vững, có nguồn gốc rõ ràng, đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu với khối lượng lớn, cùng sự đa dạng và loài gỗ với trên 21 loài gỗ thương mại, gỗ Mỹ luôn là lựa chọn hàng đầu đối với các nhà nhập khẩu Việt Nam”.

Ông Nguyễn Tôn Quyền

Theo Bộ Công Thương, nếu duy trì được đà xuất khẩu như trên, chắc chắn trong năm nay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ sẽ lần đầu tiên vượt mốc 4 tỷ USD.

Không chỉ là thị trường chủ lực xuất khẩu, Mỹ còn là nhà cung cấp gỗ nguyên liệu số 1 cho Việt Nam. Năm 2018, Việt Nam nhập từ Mỹ trên 310,56 triệu USD gỗ và sản phẩm gỗ, 5 tháng đầu năm 2019 đạt 138,490 triệu USD, ứng với lượng cung trên 420,62 nghìn m3 gỗ quy tròn tăng 24,9% về giá trị và 19% về lượng so với cùng kỳ 2018. “Mỹ luôn khẳng định được vị thế là thị trường cung ứng gỗ chủ lực của Việt Nam” - ông Quyền khẳng định.

Theo ông Quyền, Mỹ là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có diện tích rừng lớn bậc nhất trên thế giới và hàng năm có sản lượng khai thác gỗ không dưới 300 triệu m3 gỗ/năm. Nguồn cung gỗ nguyên liệu của Mỹ luôn đảm bảo có nguồn gốc hợp pháp có truy xuất nguồn gốc rõ ràng, chất lượng gỗ tốt với giá cả cạnh tranh.

Thách thức lớn

Mặc dù có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ nhưng thách thức lớn mà ngành gỗ phải đối mặt là dòng vốn đầu tư vào ngành gỗ từ Trung Quốc sang Việt Nam tăng mạnh, sẽ khiến mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam bị cơ quan thương mại Mỹ để ý về việc lẩn tránh thuế của DN Trung Quốc.

 go viet rong duong sang my, kim ngach xuat khau cham moc 4 ty usd hinh anh 2

Rủi ro trong các mặt hàng xuất khẩu vào Mỹ hình thành nếu các sản phẩm từ Trung Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam, qua sơ chế, hoặc không sơ chế, lấy chứng nhận xuất xứ từ Việt Nam sau đó xuất khẩu vào Mỹ nhằm né thuế. Đây là hành vi gian lận thương mại có thể gây ra những tổn hại lớn cho ngành gỗ Việt. Chính phủ Mỹ đang thực hiện điều tra 5 công ty của Mỹ, nhập khẩu ván ép có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng có chứng nhận xuất xứ của Việt Nam.

Để tránh gặp phải những bất lợi từ thị trường Mỹ, các DN xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về chứng nhận xuất xứ, không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ; đồng thời, phối hợp theo dõi sát thị trường để có thể kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý khi thấy có dấu hiệu bất thường, tránh để các ngành sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam bị liên lụy và ảnh hưởng bởi các biện pháp chống lẩn tránh và phòng vệ thương mại…

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn, ngành công nghiệp chế biến gỗ đang phát triển nhanh và ổn định. Quy mô DN chế biến gỗ tăng trưởng rất nhanh, cách đây 5 năm chỉ có khoảng 3.200 DN, đến nay đã tăng lên 5.000 DN.

Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, Mỹ là thị trường quan trọng bậc nhất của ngành chế biến gỗ, với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Việc gia tăng này do năng lực sản xuất của các DN ngày càng tăng, chiến tranh thương  mại Mỹ -Trung cũng là cơ hội cho các DN Việt và nhiều nước khác. “Đây là cơ hội phải nắm lấy” - Thứ trưởng Hà Công Tuấn nói.

Ông Tuấn cho rằng, thị trường gỗ cứng Mỹ xuất khẩu vào Việt Nam vẫn còn tiềm năng rất lớn vì hiện mới chiếm khoảng 1/8 nhu cầu. Nhiều năm nay, Chính phủ đã hạn chế và 3 năm trước đã chấm dứt khai thác gỗ rừng tự nhiên, phát triển mạnh mẽ rừng trồng nên nguồn nguyên liệu gỗ sạch như của Mỹ là vô cùng quan trọng. Hiện, Việt Nam có khoảng hơn 4,1 triệu ha rừng trồng, trong đó gần 800.000ha là rừng trồng đặc dụng, phòng hộ không khai thác, còn lại là rừng sản xuất nên sản lượng gỗ tăng lên nhanh chóng, năm 2018, nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ đạt khoảng 36 triệu m3.

“Mong muốn ngành công nghiệp chế biến gỗ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cùng với nguồn nguyên liệu trong nước chúng tôi rất cần nguồn nguyên liệu nhập khẩu sạch để đạt được kim ngạch xuất khẩu khoảng 20 tỷ USD vào năm 2025. Việt Nam kiên quyết không chấp nhận làm ăn phi pháp, gỗ trong ngành sản xuất chế biến gỗ phải là gỗ hợp pháp. Vì vậy, rất mong các DN Mỹ hợp tác, cung cấp nguồn gỗ ổn định, đảm bảo lợi ích đôi bên” - ông Tuấn nói.
http://danviet.vn/nha-nong/go-viet-rong-duong-sang-my-kim-ngach-xuat-khau-cham-moc-4-ty-usd-991291.html

Theo Khánh Nguyên/danviet.vn
 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 166

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 164


Hôm nayHôm nay : 17861

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1261465

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72944174