08:30 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Giang: Phụ nữ dân tộc thiểu số thoát nghèo nhờ nghề dệt lanh

Thứ tư - 27/11/2019 08:21
Bao năm vật lộn với cái đói cái nghèo nơi cao nguyên núi đá, giờ đây nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số ở hợp tác xã (HTX) dịch vụ tổng hợp nông lâm nghiệp thôn Sà Phìn đã được dạy nghề, có nguồn thu nhập ổn định nhờ những tấm vải lanh đậm đà bản sắc dân tộc.

Gìn giữ nét văn hóa truyền thống

HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp thôn Sà Phìn A còn được biết đến với cái tên “HTX Lanh Trắng”. HTX nằm ngay trước cổng vào Dinh thự Họ Vương thuộc xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) và được thành lập với nguồn vốn từ Chương trình 135, Nghị quyết 30a về giảm nghèo của Chính phủ.

 ha giang: phu nu dan toc thieu so thoat ngheo nho nghe det lanh hinh anh 1

Thành viên HTX đang tỉ mẩn dệt những tấm vải lanh đậm chất dân tộc Mông. Ảnh: N.Q

Những người phụ nữ dân tộc Mông ở đây chẳng biết nghề dệt lanh trắng có từ khi nào. Trải qua bao thế hệ, từ một vỏ cây lanh trắng thô ráp, những đôi tay khéo léo ngày ngày dệt nên tấm vải lanh rồi dùng màu sắc cây rừng tự nhiên nhuộm cho bắt mắt. Cùng với đó, sự phát triển của dệt may công nghiệp đã khiến nghề dệt lanh trắng truyền thống ngày càng mai một.

Chị Vàng Thị Cầu, Tổ trưởng Tổ Sản xuất kể cho chúng tôi nghe, năm 17 tuổi chị mới được học lớp 1. Từ khi có cái chữ, chị Cầu nhận ra sự mai một ngày càng rõ nét của nghề dệt lanh và nung nấu ý tưởng thành lập HTX, giữ gìn bản sắc văn hóa của người dân tộc Mông.

“Những ngày HTX vẫn còn trên... giấy tờ, Bí thư Huyện ủy Đồng Văn Nguyễn Ngọc Thanh nói với tôi rằng xã hội ngày càng phát triển thì phụ nữ càng phải có việc làm. Phụ nữ Đồng Văn không có việc làm, nam giới lại đi lao động trái phép ở Trung Quốc nhiều quá. Vậy nên, thành lập HTX Lanh trắng cũng chính là để giúp phụ nữ Đồng Văn có một chỗ đứng trong xã hội và gia đình”, chị Cầu chia sẻ.

Tháng 3/2018, HTX chính thức đi vào hoạt động. Hai mươi nhân tố ban đầu của HTX có người là hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn, là người tàn tật, nạn nhân của bạo lực gia đình, mua bán người qua biên giới… Họ cùng nhau học hỏi, cùng nhau cải tiến quy trình sản xuất, rồi cùng nhau tạo nên những sản phẩm từ lanh trắng chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu hiện đại, nhưng vẫn mang đậm bản sắc dân tộc.

Sau hơn một năm gắn bó với nghề dệt lanh trắng, 100% thành viên là “hạt giống” ban đầu của HTX đã thoát nghèo. Trên địa bàn huyện, 95 thành viên thuộc 15/19 xã, thị trấn của huyện Đồng Văn tham gia vào HTX. Sự tỉ mẩn, khéo léo đã giúp họ có thu nhập bình quân hàng tháng dao động từ 2 – 6 triệu đồng.

“Trong thời gian vừa qua chúng tôi cũng nhận được những đơn hàng từ Hà Lan, Đức, Nhật. Đầu tiên đơn hàng giới thiệu sản phẩm chúng tôi đưa đi UNESCO là những sản phẩm túi đựng tài liệu cho các đại biểu đến dự hội nghị và sau đó là những đơn hàng do các cán bộ, các anh chị ở nơi khác đặt đưa đi các nơi, để phát triển mặt hàng thời trang. Bây giờ chị em đã có công ăn việc làm ổn định", chị Cầu cho biết. 

Không chỉ vậy, sản phẩm do HTX làm ra còn được trưng bày tại điểm tham quan Dinh thự Họ Vương. “Những sản phẩm thổ cẩm vải lanh tự nhiên có độ bền cao lên tới 10 năm, càng dùng lâu càng mềm mịn tốt cho da, đã được du khách đón nhận”, chị Vàng Thị Cầu tự hào nói.

 ha giang: phu nu dan toc thieu so thoat ngheo nho nghe det lanh hinh anh 2

Những sản phẩm dệt thủ công có màu sắc đa dạng, phong phú được lòng nhiều du khách khi đến với cao nguyên đá Hà Giang. Ảnh: N.Q

Hỗ trợ đào tạo nghề

Chị Sùng Thị Sy, thành viên gắn bó với HTX Lanh Trắng từ những ngày đầu từng là nạn nhân của bạo lực gia đình mỗi lần người chồng say xỉn. Cùng với đó, cuộc sống gia đình thiếu thốn đủ bề khi không có tiền cho con đi học, ăn mặc đều thiếu thốn.

“Chồng mình chỉ ở nhà không biết đi làm gì. CNhững lúc uống rượu, chồng mình thường bức xúc, đánh mình. Khi nó tỉnh rượu lại không nhớ gì, không nói gì. Mình cũng muốn bỏ trốn để đi làm thuê ở nơi nào đó, nhưng có các con rồi muốn đi không được, muốn ở không xong, mình cảm thấy rất tủi thân”, chị Sy kể lại.

Sau khi tham gia làm việc ở HTX, chị có thu nhập ổn định mà vẫn trông coi nhà cửa, chăm sóc con cái, vợ chồng cũng hòa thuận hơn. Sau khi tham gia một thời gian chị còn vận động cả người chồng tham gia HTX, làm các công việc nặng nhọc hơn như bê vác hoặc giao hàng. Đến nay, mỗi tháng tổng thu nhập của cả hai vợ chồng chị Sy khoảng 10 triệu đồng.

 ha giang: phu nu dan toc thieu so thoat ngheo nho nghe det lanh hinh anh 3

Theo ông Dinh Chí Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn, trong thời gian tới chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ công tác vay vốn, đào tạo nghề để mô hình dệt lanh ngày càng phát triển.Ảnh: N.Q

Ủng hộ ý tưởng của thành viên Hội phụ nữ, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Ngọc Thanh cho biết, ban đầu huyện đã hỗ trợ cho vay vốn 300 triệu đồng để thu mua, triển khai trồng lanh và tạo vùng nguyên liệu, hỗ trợ địa điểm vừa sản xuất vừa trưng bày sản phẩm.

Quyết tâm cao của các thành viên Hội Phụ nữ và Hội nông dân đã giúp tập hợp và phát huy được tài năng của người phụ nữ dân tộc Mông. Thu nhập ổn định từ dệt lanh trắng đã giúp họ có được sự bình đẳng, tiếng nói trong gia đình, hạn chế bạo lực.

“Trong tương lai, với mong muốn duy trì và phát triển nghề dệt lanh trắng truyền thống, giải quyết việc làm cho phụ nữ dân tộc Mông, huyện sẽ hỗ trợ vay vốn, tạo điều kiện mở rộng, phát triển mô hình HTX - điểm tựa cho những người phụ nữ Mông”, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Ngọc Thanh khẳng định.

Ông Dinh Chí Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn cho biết: Mô hình dệt lanh thổ cẩm được hình thành với mục tiêu thứ nhất là tạo ra sản phẩm đặc trưng của huyện để thu hút khách du lịch, thứ hai là tập hợp được những phụ nữ có mong muốn việc làm ổn định để thoát nghèo, huyện đã hỗ trợ cho vay để thu mua, triển khai trồng tạo ra nguyên liệu cũng như mua trang thiết bị nhỏ cho HTX.

“Qua HTX, phụ nữ phát huy được năng lực và có nguồn thu nhập ổn định, qua đó bình đẳng giới cũng được phát huy. Ngoài ra khi có nguồn thu, có tiếng nói trong gia đình thì bạo lực gia đình cũng giảm bớt. Trong tương lai, địa phương cũng sẽ tạo điều kiện thuận hỗ trợ để mở rộng thêm mô hình ra các điểm văn hóa, cũng như hỗ trợ đào tạo nghề cho các thành viên.”, ông Thành cho biết thêm.

“Đây là bài viết tuyên truyền về Truyền thông và giảm nghèo về thông tin năm 2019 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững  giai đoạn 2016-2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông”.

 
Theo Lam Ngọc/danviet.vn
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 252

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 245


Hôm nayHôm nay : 42717

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 362420

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73409391