23:13 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Giang đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Thứ năm - 05/12/2019 17:56
CTTĐT - Để định hướng, nâng cao ý thức, trách nhiệm, trình độ chuyên môn cho lao động trẻ địa phương, trong những năm qua công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được các cấp, các ngành từ tỉnh đến xã quan tâm triển khai thực hiện đã góp phần tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân vùng cao Hà Giang, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trật tự trên địa bàn.

​ 

Lớp dậy nghề cắt may, thêu dệt thổ cẩm ở xã Sà Phìn huyện Đồng Văn.

Theo thống kê hiện nay cho thấy: dân số tỉnh Hà Giang có trên 855.000 người, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 87,6%, là tỉnh có cơ cấu lao động trẻ, lực lượng lao động là nam giới chiếm 50,86%, nữ giới chiếm 49,14%. Hàng năm toàn tỉnh có 16.000 thanh niên bước vào độ tuổi lao động. Để chủ động đào tạo nghề và định hướng, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, từ năm 2016 đến nay, tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo 14 cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 02 đơn vị hoạt động dịch vụ việc làm tổ chức đào tạo cho 46.542 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh từ 46% năm 2015 lên 52,6% năm 2019 và giải quyết việc làm cho khoảng 50.000 lao động. Với các ngành nghề khác nhau như: mây tre đan, cắt may, xây dựng, sửa chữa điện tử, điện lạnh, sửa chữa xe máy, thêu dệt…

Để có được kết quả trên, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại địa phương đã được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện với nhiều hình thức khác nhau như: tổ chức tuyên tuyền, tư vấn học nghề và việc làm bằng các tờ rơi, băng zôn, khẩu hiệu, các buổi tuyên truyền tại các phiên chợ… cho bà con nhân dân, với nhiều nội dung phong phú, góp phần phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật đối với công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm của tỉnh. Bên cạnh đó, cấp ủy chính quyền địa phương cũng đã tổ chức thực hiện công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề và việc làm của người dân để đăng ký tỉnh mở lớp. Việc chỉ đạo đẩy mạnh liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động địa phương đã có những kết quả bước đầu đáng kể; công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và chấn chỉnh những sai phạm ở cở sở. Nhận thức học nghề và việc làm của người dân được nâng cao, các chế độ chính sách, quyền lợi của người học, người lao động cơ bản được đảm bảo, chất lượng đào tạo nghề từng bước được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, sử dụng lao động trong và ngoài tỉnh. Song song với đó là việc triển khai hiệu quả một số chính sách về lao động, việc làm, dậy nghề trong giai đoạn 2016 – 2019 như: thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đã đào tạo cho 42.280 người trong đó lĩnh vực nông nghiệp đào tạo 36 nghề cho 22.532 người, phi nông nghiệp đào tạo 26 nghề cho 19.748 người. Thực hiện Quyết định 844 của UBND tỉnh Hà Giang về việc ban hành Đề án gắn giáo dục đào tạo với dậy nghề cho học viên tại các Trung tâm Giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 -2015, định hướng đến năm 2020 được trên 1.100 học sinh. Bên cạnh đó, một số chương trình đào tạo nghề cho lao động đang thực hiện trên địa bàn tỉnh như: Chương trình CPRP, Chương trình 30a; thực hiện Quỹ quốc gia về việc làm theo Nghị định số 61 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm giai đoạn 2013 đến tháng 6/2019 toàn tỉnh đã giải quyết cho 9.129 hộ gia đình và 26 cơ sở sản xuất kinh doanh được vay vốn với tổng số tiền là 230 tỷ 479 triệu đồng. Ngoài ra, tỉnh Hà Giang còn thực hiện chính sách về lao động, việc làm, dậy nghề theo Điều 7, Nghị quyết 47 ngày 14/7/2012 của HĐND tỉnh về ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang như: hỗ trợ lao động đi làm việc ngoại tỉnh từ năm 2013 đến 9/2019 cho lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo và hộ dân tộc thiểu số khi đi làm việc tại các khu công nghiệp ngoài tỉnh được 827 lao động với số tiền trên 2 tỷ 853 triệu đồng. Hỗ trợ cho tổ chức tư vấn đưa lao động của tỉnh đi làm việc ngoài tỉnh với số tiền là 336 triệu đồng để đưa 2.667 lao động đi làm việc ngoài tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc như: công tác tuyên truyền về dậy nghề, học nghề, việc làm đến người dân ở vùng sâu, vùng xa nhất là đối tượng tham gia học nghề chủ yếu là người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số nên trình độ dân trí thấp, ý thức chấp hành kỷ luật, tác phong lề lối làm việc chưa cao, còn tâm lý ngại đi lao động xa nhà; trên địa bàn tỉnh số khu công nghiệp, HTX, doanh nghiệp chưa nhiều và thiếu tính ổn định nên người dân chủ yếu lao động tự do, ngắn hạn, không tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Công tác điều tra, khảo sát nắm bắt, dự báo nhu cầu đào tạo nghề chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ, chưa sát thực tế nên kết quả đào tạo chưa cao. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo nghề hàng năm của một số huyện chưa sâu, chưa bám sát với kế hoạch của tỉnh, nghị quyết của cấp ủy ví dụ như: các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ là những huyện có tiền năng về phát triển du lịch, dịch vụ thì nên mở các lớp dậy nghề nấu ăn truyền thống, hay các món ăn châu á, châu âu để phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước hay mở các lớp tiếng anh, các lớp lễ tân, giao tiếp, phiên dịch, hướng dẫn viên du lịch, các nghề thêu dệt, đan lát thủ công, làm khèn trống truyền thống. Còn đối với các huyện vùng thấp như Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình thì phù hợp với các nghề như chăn nuôi, trồng trọt...; Vẫn còn tình trạng thừa thiếu giáo viên chuyên ngành nên các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên huyện phải thuê giáo viên ngoài. Trang thiết bị phục vụ thực hành của một số cơ sở Giáo dục nghề nghiệp được đầu tư nhiều năm đã xuống cấp, hư hỏng; Ngoài ra tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa cao do nguồn kinh phí hạn hẹp…

Mong rằng trong thời gian tới, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, với những cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành công tác đào tạo, giải quyết việc làm của tỉnh Hà Giang sẽ đạt được những kết quả đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, thu nhập cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và đưa các ngành, nghề thế mạnh của địa phương phát triển, thu hút được các nhà đầu tư vào tỉnh, giải quyết được nhu cầu tìm kiếm việc làm cho lao động địa phương; tạo đà cho các ngành nghề du lịch, dịch vụ ngày càng phát triển./.

Theo Lan Phương/Hagiang.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 197

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 195


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 340503

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73387474