03:02 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Tĩnh những vướng về hổ trợ lãi suất trong xây dựng NTM.

Thứ sáu - 09/11/2012 23:12
Thực tiễn quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM cho thấy, không chỉ với các xã thuộc nhóm về đích trước thì việc phát triển sản xuất mới diễn ra sôi động. Rất nhiều xã ở tốp sau nhưng lại có phong trào sản xuất kinh doanh mạnh mẽ và nhiều mô hình có quy mô lớn. Bởi vậy đã nảy sinh mẫu thuẫn: xã điểm ứ đọng nguồn trong khi đó có địa phương dù nằm ở nhóm về đích chậm hơn lại thiếu kinh phí để hỗ trợ lãi suất (HTLS) cho các mô hình sản xuất theo QĐ 26.
 

 



Mô hình chăn nuôi liên kết 4 nhà tại Hương Minh, Vụ Quang
                    
Khi nguồn hỗ trợ lớn hơn nhu cầu sản xuất

Thuận Lộc nằm trong nhóm 12 xã điểm của tỉnh về đích NTM vào năm 2013. Theo phân bổ nguồn vốn ngân sách tỉnh thực hiện Chương trình MTQG NTM năm 2012, Thuận Lộc được phân bổ 1,6 tỷ đồng dành cho phát triển sản xuất. Theo QĐ 26 của UBND tỉnh, Thuận Lộc được dùng 50% nguồn vốn đó  dùng cho hỗ trợ lãi suất để đầu tư trực tiếp vào sản xuất, chế biến. Như vậy, để giải ngân hết 800 triệu đồng hỗ trợ lãi suất này, Thuận Lộc phải có dư nợ trên 15 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, đến đầu tháng 10-2012, mới có dư nợ 140 triệu đồng.

Ông Hoàng Thanh Sơn – Chủ tịch UBND xã Thuận Lộc cho biết: “Địa bàn Thuận Lộc thấp trũng, thường xuyên bị ngập úng về mùa mưa và khô hạn về mùa nắng, vì vậy, việc phát triển sản xuất, chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Thực hiện QĐ 26, chúng tôi đã triển khai xuống tận thôn, xóm nhưng đến nay cũng chỉ có 10 hộ làm đơn đăng ký vay với tổng số tiền khoảng 500 triệu đồng và mới có 3 hộ giải ngân 140 triệu đồng”.

Là xã giáp ranh TX Hồng Lĩnh, nhưng các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của Thuận Lộc rất trầm lắng, cả xã chưa có mô hình chăn nuôi tập trung hay trang trại, HTX nào. Tư duy về sản xuất hàng hoá, kinh tế thị trường trong đại đa số nông dân còn hạn chế, Trong 10 hộ làm đơn vay vốn theo QĐ 26, hầu hết đều chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô chỉ từ 20-30 con. Anh Nguyễn Huy Huấn, thôn Thuận Châu (Thuận Lộc) – người đầu tiên được vay vốn theo QĐ 26 cho biết: “Mặc dù đã có kinh nghiệm chăn nuôi, nhưng tôi cũng chỉ dám vay 50 triệu để sửa chữa chuồng trại và mua thêm con giống, chứ không dám đầu tư lớn”.

Xã điểm Gia Phố cũng được tập trung rất nhiều nguồn lực vào đầu tư phát triển hạ tầng và sản xuất. Riêng nguồn hỗ trợ lãi suất để phát triển sản xuất theo QĐ 26 lên đến 1,2 triệu đồng, tương đương với dư nợ vay khoảng 30 tỷ đồng/năm. Mặc dù, đã đạt 17/18 tiêu chí (không có tiêu chí chợ) nhưng việc đầu tư cho phát triển sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có mô hình sản xuất lớn. Đến thời điểm đầu tháng 10, mới mới có 20 hộ làm đơn đang ký vay và có 3 hộ đã giải giân trên 200 triệu đồng.

Theo báo cáo của VP điều phối NTM tỉnh, sau 4 tháng triển khai QĐ 26, kết quả đạt được còn hạn chế, số tiền hỗ trợ lãi vay mới được gần 200 triệu/33 tỷ đồng.
                                       
 Nỗi lo “con đông, của ít”

Xã vùng biển Thạch Kim từ trước tới nay nổi tiếng là vùng sản xuất kinh doanh sôi động. Lợi thế cửa biển, lại được đầu tư cảng cá đã giúp người dân Thạch Kim có điều kiện phát triển mạnh cả về đánh bắt, chế biến thủy sản và mở rộng dịch vụ hậu cần. Ở đây, nhu cầu vốn tín dụng để sản xuất kinh doanh rất lớn. Không chỉ có Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng CSXH và Quỹ TDND hàng chục năm nay đã rót vốn cho các hộ sản xuất kinh doanh ở Thạch Kim mà những năm gần đây một số ngân hàng TMCP khác cũng đã tìm đến đầu tư cho những khách hàng lớn. Đến thời điểm này, tổng dư nợ tín dụng đầu tư trên vùng biển cửa này đã đạt trên 50 tỷ đồng.

Với những người dân luôn có sẵn tư duy làm kinh tế này, QĐ 26 ra đời quả là một cơ hội vàng để phát triển quy mô sản xuất kinh doanh. Thế nhưng Thạch Kim lại không thuộc nhóm xã về đích sớm (do đất chật người đông nên các tiêu chí hạ tầng đang gặp bế tắc) vì vậy chỉ được phân bổ 37 tỷ đồng vốn HTLS. Đã vậy, trong phần HTLS cho các mô hình sản xuất nghề truyền thống theo QĐ 26 lại không quy định rõ quy mô sản xuất như thế nào sẽ được hỗ trợ. Bởi vậy, việc lựa chọn và phân chia nguồn HTLS cho các mô hình lại càng khó khăn hơn.

“Của ít, con đông”, xã Thạch Kim dành sự ưu tiên nguồn cho các mô hình lớn và mới. Bởi vậy, với 37 triệu đồng được phân bổ, chỉ có 4 mô hình lớn được tiếp cận nguồn vốn rẻ với dư nợ HTLS 4,7 tỷ đồng. Rất nhiều hộ sản xuất, chế biến ở Thạch Kim đang chờ đợi việc bổ sung thêm nguồn HTLS để có điều kiện vay nguồn vốn rẻ. Đặc biệt thời gian tới khi cụm tiểu thủ công nghiệp tập trung của xã đi vào hoạt động, các hộ làm nghề chế biến thủy sản đang chờ cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi để tăng cường việc liên kết theo mô hình THT, HTX nhằm mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm. Thạch Kim đang chờ đợi một sự điều chuyển linh hoạt hơn để xã được bổ sung nguồn kinh phí HTLS đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
                               
 Băn khoăn thủ tục xác nhận hỗ trợ

Thạch Châu cũng là xã điểm về đích NTM vào năm 2013 nên được ưu tiên phân bổ nguồn hỗ trợ lãi suất phát triển sản xuất khá lớn. Đến nay, các mô hình ở xã Thạch Châu mới chỉ vay được 1 tỷ đồng dư nợ HTLS (trong khi tổng dư nợ tín dụng ở Thạch Châu đến nay khoảng 20 tỷ đồng) và nhiều khả năng không sử dụng hết nguồn HTLS. Tuy nhiên, theo quan điểm của lãnh đạo xã thì cần phải dựa vào năng lực của hộ vay để xem xét thận trọng việc xác nhận đối tượng và thời gian hỗ trợ lãi suất. Theo đó, một số hộ kinh doanh nghề mộc nhưng quy mô nhỏ, chưa có giấy phép kinh doanh cũng không được vay từ nguồn này. Một số hộ sản xuất, chăn nuôi khác mặc dù ngân hàng đã duyệt thẩm định dự án và quyết định số tiền vay nhưng lãnh đạo xã vẫn điều chỉnh giảm xuống dựa trên sự tính toán của xã.

Bên cạnh đó, trong phần xác nhận thời gian được hỗ trợ mà Ngân hàng yêu cầu, xã cũng chỉ giới hạn trong những tháng còn lại của năm 2012 (còn 2-3 tháng). Theo ông Mai Tiến Tám - Chủ tịch UBND xã Thạch Châu, sở dĩ phải xác nhận hỗ trợ trong thời hạn ngắn như vậy bởi nguồn phân bổ của QĐ 26 theo từng năm. Không biết năm tiếp theo, xã Thạch Châu sẽ được phân bổ nguồn như thế nào, nếu nguồn ít thì xã lấy tiền đâu để bù lãi suất cho dân.

Như vậy, còn không ít vướng mắc, băn khoăn ở giai đoạn khởi động chính sách HTLS cho phát triển sản xuất theo QĐ 26 của UBND tỉnh. Nơi có nguồn nhưng giải ngân không hết, nơi thiếu nguồn đang chờ đợi bổ sung, nơi đang lúng túng trong việc xác nhận thời gian được HTLS.

Thanh Hoài
Nguồn: congluan.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: sản xuất

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 120


Hôm nayHôm nay : 27678

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 934169

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72616878