03:48 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hạn chế đầu mối xuất khẩu nông sản

Thứ bảy - 25/08/2012 21:03
Hạn chế đầu mối xuất khẩu nông sản với những điều kiện cụ thể là xu thế nhiều nước trên thế giới đã và đang áp dụng. Ở Việt Nam, đến nay, duy chỉ có mặt hàng gạo là có Nghị định 109 của Thủ tướng Chính phủ quy định về những điều kiện cụ thể trong xuất khẩu, còn lại các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực khác như cà-phê, cá tra, hạt điều... dường như đang bỏ ngỏ.
 

 
Chế biến cá xuất khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ.  
 

Càng lắm đầu mối càng rắc rối

Bảy tháng đầu năm, giá xuất khẩu các mặt hàng nông sản của nước ta giảm đáng kể. Ðiển hình như giá gạo xuất khẩu bình quân giảm 6,6%; cà-phê giảm 4,4%; cao-su giảm tới 31,3%; hạt điều cũng giảm tới 10,4... Nguyên nhân là do sự suy giảm kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến sức mua của người dân các nước. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, giá các mặt hàng nông sản sẽ không giảm sâu như vậy nếu các doanh nghiệp trong nước không cố tình giảm giá để bán được hàng vì vốn ít, tồn kho nhiều. Trong khi đó, các nhà nhập khẩu nắm được điểm yếu này của doanh nghiệp, liên tiếp ép giá để doanh nghiệp giảm giá thêm. Ðáng nói, đây phần lớn là các doanh nghiệp thương mại, không có nhà máy chế biến, không có vùng nguyên liệu. Trước thực trạng đó, các Hiệp hội ngành hàng như cà-phê, thủy sản, nhân điều đã có kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như các cơ quan chức năng  sớm có văn bản pháp lý quy định điều kiện đối với các doanh nghiệp được tham gia xuất khẩu nông sản. Hiện nay, các quy định kiểu này còn thiếu hoặc chưa có, khiến quá nhiều doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng nông sản, làm rối loạn thị trường,  gây ảnh hưởng nặng nề đến xuất khẩu. Cụ thể, ngành điều hiện có tới 296 doanh nghiệp xuất khẩu. Năm 2010, nhân điều của Việt Nam đã thay thế Ấn Ðộ chiếm lĩnh thị trường Ô-xtrây-li-a, một thị trường mà hằng năm tiêu thụ lượng điều khá lớn. Nhưng hai năm nay khách hàng tỏ ra không bằng lòng về chất lượng điều của Việt Nam. Chính Ô-xtrây-li-a đã yêu cầu Việt Nam hạn chế doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này do điều không bảo đảm chất lượng. Ðây là hậu quả của việc có quá nhiều đầu mối xuất khẩu, trong đó nhiều doanh nghiệp không có nhà máy chế biến, chỉ thu gom sản phẩm ở các cơ sở nhỏ lẻ. Cũng không khác nhân điều, ngành cà-phê có khoảng 20 công ty nước ngoài mua hàng, bán lại cho tám nhà rang xay lớn trên thế giới nhưng hiện trong nước có gần 150 doanh nghiệp xuất khẩu. Từ đó xảy ra hiện tượng tranh mua, tranh bán trong nhiều năm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường cà-phê trong nước và giá cả, chất lượng cà-phê xuất khẩu. Trong lĩnh vực thủy sản, điển hình nhất là nguy cơ sụp đổ của ngành sản xuất cá tra mới đây, dù được coi là ngành hàng xuất khẩu gần như độc quyền của Việt Nam. Hơn mười năm kể từ khi cá tra Việt Nam bước chân ra thị trường thế giới, giá xuất khẩu liên tục giảm. Nguyên nhân là do sự phá giá của một số doanh nghiệp tiềm lực tài chính yếu kém, buộc phải bán hàng để thu hồi vốn.

Phải là các ngành kinh doanh có điều kiện

Ðến nay, gạo vẫn là mặt hàng đi đầu trong các ngành hàng nông sản xuất khẩu có quy định về điều kiện tham gia của doanh nghiệp theo Nghị định 109/2010/NÐ-CP. Sau cuộc thanh lọc theo Nghị định này, dự kiến kết thúc vào đầu tháng 10- 2012, sẽ chỉ giữ lại con số 100 trong tổng số 153 doanh nghiệp trong nước và bốn doanh nghiệp nước ngoài được cấp giấy phép xuất khẩu gạo để ổn định thị trường. Trước xu thế đưa xuất khẩu nông sản trở thành các ngành hàng kinh doanh có điều kiện, Chủ tịch Hiệp hội cà-phê, ca-cao Việt Nam (Vicofa) Lương Văn Tự phân tích: Hạn chế đầu mối xuất khẩu nông sản có ba cái lợi chính. Thứ nhất, giảm được sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, tiến tới xóa bỏ tình trạng tranh mua, tranh bán, nâng giá, dìm giá làm hỗn loạn thị trường. Thứ hai là giảm được các đầu mối kinh doanh kém hiệu quả, thiếu tâm huyết, không có sự đầu tư bài bản lâu dài. Cuối cùng, quan trọng nhất là khi có ít đầu mối xuất khẩu thì các doanh nghiệp dễ dàng liên kết với nhau, thống nhất về giá mua, giá bán, tránh được sự chèn ép và thua thiệt trên thương trường quốc tế. Trong khi đó, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) Trương Ðình Hòe khẳng định: Muốn cứu giá cá tra thì buộc phải đưa cá tra vào ngành hàng kinh doanh có điều kiện. Hoàn toàn có thể giảm số đầu mối xuất khẩu cá tra hiện nay từ 160 xuống còn 65 (số công ty có nhà máy chế biến) vì 65 doanh nghiệp này hiện đang chiếm gần 80% lượng cá tra xuất khẩu, cho nên không ảnh hưởng gì đến sản lượng và giá trị xuất khẩu của cả nước. Doanh nghiệp chỉ được phép xuất khẩu cá tra khi có nhà máy sản xuất chế biến và phải có mã số xuất khẩu vào thị trường châu Âu. Ðây là hai điều kiện cơ bản nhất nhằm loại bỏ những doanh nghiệp thương mại tay ngang làm ăn yếu kém. Tuy nhiên, theo ông Lương Văn Tự và ông Trương Ðình Hòe thì cả hai hiệp hội đã có kiến nghị trình lên các cơ quan chức năng ra văn bản pháp lý về điều kiện xuất khẩu các mặt hàng nông sản nhưng đến nay mới chỉ dừng lại ở việc xem xét. Nhìn lại Nghị định 109 về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, thấy rằng để ra được văn bản này, Tổ điều hành xuất khẩu gạo, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã dự thảo và tổ chức lấy ý kiến bốn lần, kéo dài trong nhiều năm. Chính vì vậy, lo ngại được chỉ ra với các mặt hàng nông sản khác là, nếu không nhanh chóng có dự thảo thì không biết đến khi nào văn bản pháp lý về điều kiện tham gia xuất khẩu mới được ban hành. Khoảng thời gian chờ đợi đó chắc chắn nông sản Việt Nam sẽ còn chịu nhiều thua thiệt trong xuất khẩu. Ðó là chưa kể các yếu tố khách quan, khi chính các doanh nghiệp trong nước tự "sát phạt" nhau. Và hệ lụy kéo theo là giá xuất khẩu sụt giảm làm cho giá mua trong nước tiếp tục hạ thấp, trong khi chất lượng nông sản không được bảo đảm, mất uy tín trên thị trường quốc tế. Ðược biết, quan điểm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là ủng hộ kiến nghị của các hiệp hội ngành hàng và đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản chủ lực. Tuy nhiên, điều cần nhất hiện nay là sớm có sự  tác động tích cực để có được văn bản pháp lý về điều kiện kinh doanh xuất khẩu nông sản, từng bước đưa hoạt động này đi vào nền nếp, hiệu quả.

Ánh Tuyết
Nguồn: nhandan.org.vn

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: xuất khẩu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 344


Hôm nayHôm nay : 36969

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 300532

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73347503