16:23 EDT Thứ hai, 06/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hàng nông sản Việt Nam: Rộng cửa xuất khẩu sang Hàn Quốc

Thứ tư - 22/07/2015 23:13
Để duy trì được thị phần và thị trường, phát triển bền vững tại Hàn Quốc, thì việc nắm bắt thông tin thị trường và hiểu biết tập quán kinh doanh của người Hàn Quốc cũng là điều cần hết sức lưu ý.

Theo ông Phạm Khắc Tuyên, Trưởng phòng Đông Bắc Á, Vụ châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Công Thương, giao thương với Hàn Quốc còn nhiều tiềm năng, cơ hội mà các DN xuất khẩu của Việt Nam có thể tận dụng được. Hiệp định thương mại tự do (FTA) ASEAN - Hàn Quốc là FTA có tỷ lệ tận dụng ưu đãi cao nhất trong số các FTA mà Việt Nam đã và đang thực hiện.

Bên cạnh đó, đối với FTA Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), số dòng thuế mà phía Hàn Quốc cắt giảm cho Việt Nam cũng nhiều hơn số dòng thuế họ cắt giảm cho các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam (như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan...) khoảng 5%.

Ảnh minh họa

Dù được ưu ái như vậy, song thực tế là hiện nay DN Việt Nam vẫn chưa tận dụng được hết các cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu sang Hàn Quốc. Ví dụ với mặt hàng tôm, Hàn Quốc miễn thuế cho Việt Nam với lượng hạn ngạch 10.000 tấn/năm và tăng dần trong 5 năm đến mức 15.000 tấn/năm miễn thuế. Tuy nhiên hiện nay Việt Nam mới chỉ tận dụng được 2.500 tấn/năm miễn thuế trong tổng số 5.000 tấn/năm dành cho 10 nước Asean.

Với VKFTA, Hàn Quốc dành cho Việt Nam ưu đãi cắt, giảm thuế quan, tạo cơ hội xuất khẩu mới quan trọng đối với 502 mặt hàng là thế mạnh của Việt Nam. Cụ thể là các nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản chủ lực như tôm, cua, cá, hoa quả nhiệt đới và hàng công nghiệp như dệt may, đồ gỗ, sản phẩm cơ khí…

Nhóm hàng rau quả và nông sản có 50 dòng sản phẩm, hiện kim ngạch xuất khẩu mới ở mức 800.000 USD, rất có tiềm năng đẩy mạnh hơn nữa vào thị trường Hàn Quốc. Hoặc nhóm sản phẩm đặc thù như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang… Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường đối với những sản phẩm hết sức nhạy cảm này, hiện đang có thuế suất lên tới 241-420%.

Nhìn chung, Hàn Quốc là thị trường cạnh tranh và có yêu cầu cao về giá trị. Do đó ông Tuyên lưu ý, DN cần tìm hiểu, nắm bắt thông tin để đánh giá được nhu cầu, xu hướng đối với từng nhóm mặt hàng, sản phẩm dự định xuất khẩu sang quốc gia này để tận dụng ưu đãi từ các FTA.

Bà Bùi Kim Thùy, đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), thành viên Ban đàm phán VKFTA, cho biết để tận dụng tối đa ưu đãi, DN xuất nhập khẩu cần tuân thủ và tìm hiểu cặn kẽ về các điều khoản ưu đãi trong Hiệp định VKFTA liên quan đến quy tắc xuất xứ.

Bên cạnh đó, Hàn Quốc có những quy định phức tạp về kiểm dịch đối với mặt hàng nông sản thực phẩm như các yêu cầu về nuôi trồng, kiểm tra chứng nhận và các biện pháp xử lý tại chỗ; thủ tục đánh giá rủi ro quá dài; một số quy định còn chưa rõ ràng như quy định trong Luật Thực phẩm liên quan đến tiêu chuẩn của sản phẩm từ gạo nấu chín như: bánh tráng, bánh phở…

Do đó, hiểu biết các quy định, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và thực tế kiểm dịch tại Hàn Quốc sẽ giúp cung cấp được sản phẩm ổn định chất lượng, hạn chế bị trả lại hàng, rút ngắn thời gian kiểm dịch.

Chi phí xúc tiến thương mại, dịch vụ điều tra thị trường, tham gia hội chợ, khách sạn, đi lại, ăn uống... rất cao. Nếu việc tự xúc tiến thị trường nằm ngoài khả năng, DN cũng có thể tìm đến các đối tác tin cậy như các tập đoàn phân phối lớn: Lotte mart, Emart, Costco… Hơn nữa, khi đã quan tâm tới sản phẩm thường DN Hàn Quốc sẽ đi thẳng vào vấn đề về giá, do vậy DN trong nước cần chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh làm mất cơ hội kinh doanh.

Để duy trì được thị phần và thị trường, phát triển bền vững tại Hàn Quốc, thì việc nắm bắt thông tin thị trường và hiểu biết tập quán kinh doanh của người Hàn Quốc cũng là điều cần hết sức lưu ý. Người tiêu dùng Hàn Quốc có thói quen tham khảo thông tin qua điện thoại, do đó khi đưa sản phẩm vào cần có đường dây trực tuyến để giải đáp thắc mắc khi cần…

Theo: thoibaonganhang.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 116

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 114


Hôm nayHôm nay : 47696

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 349005

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60670962