21:18 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hành động vì doanh nghiệp

Thứ hai - 25/09/2017 21:37
Việc Bộ Công thương cắt giảm, đơn giản hóa 675 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ giai đoạn 2017-2018 nhằm gỡ rào cản cho doanh nghiệp, đã và đang được dư luận đánh giá cao. Trong buổi làm việc với Bộ Công thương vào sáng 22/9, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng - ông Mai Tiến Dũng cho biết Thủ tướng đánh giá đây là động thái tích cực, mạnh mẽ nhất, đầu tiên trong các bộ thực hiện cải cách điều kiện kinh doanh. Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh thời gian tới Bộ sẽ tiếp tục lắng nghe cộng đồng doanh nghiệp để xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, tháo gỡ khó khăn và tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.


Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại buổi làm việc với Tổ công tác của Thủ tướng, ngày 22/9.

Là một trong số các bộ, ngành vẫn còn nhiều thủ tục điều kiện về đầu tư, kinh doanh khiến doanh nghiệp gặp không ít trở ngại, Bộ Công thương đã có cuộc tổng rà soát và đi đến quyết định gây ngỡ ngàng với cộng đồng doanh nghiệp khi quyết định cắt giảm, đơn giản hóa 675 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ giai đoạn 2017-2018.

Gỡ rào cản hành chính cho doanh nghiệp 

“Về đích” trước một ngày so với chỉ đạo tại cuộc họp với lãnh đạo các cục, vụ chức năng trước đó, ngày 21-9-2017 Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã ký ban hành Quyết định số 3610a/QĐ-BCT về phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ. 

Theo Quyết định này, sẽ có 675 điều kiện đầu tư, kinh doanh được cắt giảm cao hơn dự kiến ban đầu 63 điều kiện và chiếm tới 55,5% tổng các điều kiện đầu tư kinh doanh. Đây thực sự là con số “khủng” về điều kiện được cắt giảm và sẽ mang lại lợi ích cụ thể, thiết thực cho doanh nghiệp (DN) nếu biết rằng chỉ tính riêng hoạt động kiểm tra chuyên ngành nói chung mỗi năm đã làm tiêu tốn của các DN khoảng 30 triệu ngày công và 14.300 tỷ đồng. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho DN sẽ là công việc trọng tâm đi suốt quá trình cải cách hành chính, hoàn thiện bộ máy, thể chế của Bộ, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và vì mục tiêu Chính phủ kiến tạo. 

Thực tế, thời gian qua, Bộ Công thương đã liên tục tiến hành rà soát các thủ tục hành chính để tháo gỡ khó khăn cho DN, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh. Việc bãi bỏ thủ tục kiểm tra hàm lượng formaldehyde đối với vải, sợi, bán thành phẩm và sản phẩm mẫu hay bỏ kiểm tra chất lượng thép, dán nhãn tiết kiệm năng lượng vào năm 2016 là bước đi mở màn đầy ấn tượng của ngành Công thương trong việc cải cách thủ tục hành chính. Khi đó, vào tháng 10-2016, cơ quan này đã tiến hành một đợt cắt giảm mạnh mẽ các thủ tục hành chính theo Quyết định số 4846, gồm: Bãi bỏ 15 thủ tục hành chính, đơn giản hóa 108 thủ tục hành chính trong tổng số 443 thủ tục, tương đương 27,8% tổng số thủ tục hành chính hiện có.

Cộng đồng DN và giới chuyên gia, thậm chí ngay cả các đơn vị chức năng của Bộ này cũng chung một nhận định rằng đây là một con số cắt giảm thủ tục “lớn nhất trong lịch sử của ngành”. TS Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá: Mặc dù đây mới chỉ là ý định sửa đổi chính sách từ Bộ Công thương nhưng là một dấu mốc rất quan trọng bởi đây là Bộ đầu tiên có chương trình rà soát, sửa đổi và công bố kế hoạch sửa đổi một cách chi tiết. Điều này thể hiện sự “dũng cảm” của Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh khi quyết định đề xuất cắt giảm nhiều quy định xin cho, đơn giản hoá nhiều thủ tục, vốn mang lại quyền lợi cho nhiều vụ, cục chuyên môn trong chính Bộ, một câu chuyện nhiều người biết.

Đồng quan điểm này, ông Dương Xuân Lập- Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Bê tông Hà Thanh nhận xét: Tôi khá bất ngờ trước việc Bộ Công thương cắt giảm hơn một nửa thủ tục hành chính về điều kiện đầu tư, kinh doanh. Điều quan trọng không phải là con số được cắt giảm mà hơn cả là cơ quan này đã dũng cảm nhìn ra được cái gì “thừa” trong quản lý, không cố chấp giữ lại mà quyết tâm tháo bỏ để giảm bớt khó khăn cho DN, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế. 

Đảm bảo hiệu quả trong quản lý nhà nước

541 là con số điều kiện đầu tư kinh doanh còn lại của Bộ Công thương theo Quyết định 3610a/QD-BCT. Không ít để quản lý nhà nước bị buông lỏng mà đây là con số thực chất được xem xét trong quá trình triển khai tích cực của các đơn vị trong ngành.

Lãnh đạo Bộ Công thương khẳng định, việc cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh được căn cứ trên nguyên tắc chuyển đổi phương thức quản lý nhà nước bằng việc chuyển dần sang hậu kiểm trong xây dựng, thực hiện các điều kiện kinh doanh. Quá trình này phải tính đến các điều kiện gia nhập thị trường theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Bên cạnh đó, các điều kiện đầu tư, kinh doanh nếu thực sự cần thiết cũng phải đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư 2014.

Đồng thời, phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh và chuyển đổi phương thức quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực phải được đánh giá,xem xét thận trọng về tính khả thi, các điều kiện nguồn lực của cơ quan quản lý nhà nước các cấp, xem xét khả năng phân cấp mạnh mẽ hơn cho các địa phương trong quản lý, thực hiện và phải gắn với công tác cải cách hành chính, đặc biệt là công tác cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính. 

Bởi thế, các DN thuộc 17 ngành, nghề kinh doanh gồm: Xăng dầu; khí; tiền chất thuốc nổ; hóa chất; rượu; thuốc lá; thực phẩm; điện; tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh; nhượng quyền thương mại; logistic; tiền chất công nghiệp; sở giao dịch hàng hóa; giám định thương mại; đa cấp; thương mại điện tử; vật liệu nổ công nghiệp (bao gồm cả hoạt động tiêu hủy) thời gian tới đây sẽ có thêm động lực mới trong đầu tư, phát triển khi hàng trăm thủ tục đã được bãi bỏ.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định rằng, thời gian tới, cơ quan này sẽ tiếp tục lắng nghe cộng đồng DN để xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh. Không chạy theo thành tích chính trị mà phải đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước trong bối cảnh hội nhập, phải tháo gỡ khó khăn và tạo thuận lợi tối đa cho DN là điều Bộ Công thương thực hiện rất nghiêm túc, cũng là quan điểm xuyên suốt mà Bộ sẽ tiếp tục thực hiện.    

Trong buổi làm việc vào sáng 22-9 về kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu, Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng- ông Mai Tiến Dũng đã nhấn mạnh: Thủ tướng Chính phủ đánh giá việc phê duyệt phương án cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh của Bộ Công thương là động thái tích cực, mạnh mẽ nhất, đầu tiên trong các bộ trong thực hiện cải cách điều kiện kinh doanh. 

Huyền Minh/daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: bộ công, doanh nghiệp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 161


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1211431

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72894140