18:13 EST Thứ ba, 28/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hào hứng gieo sạ hàng

Thứ tư - 21/03/2012 21:41
Vụ xuân 2012, xã Nghĩa Tân- vùng chuyên trồng lúa đặc sản của huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) đã ứng dụng TBKT, mở rộng diện tích gieo sạ hàng. Đây là năm đầu tiên địa phương này tổ chức gieo sạ đại trà.

 
Nông dân tham gia tập huấn kỹ thuật gieo sạ hàng
 
ĐUA NHAU GIEO SẠ HÀNG
Chúng tôi về huyện Nghĩa Hưng khi cánh đồng lúa vụ xuân đang phát triển tốt sau 3 tuần gieo sạ. Chị Nguyễn Thị Quyên, Phó ban Nông nghiệp xã Nghĩa Tân phấn khởi khoe: “Vụ này, xã phát động phong trào gieo sạ hàng đến từng đội SX. Các buổi hội thảo do HTXNN phối hợp với ban nông nghiệp xã tổ chức, có khuyến nông huyện về tập huấn chuyển giao kỹ thuật, bà con ai cũng hào hứng tham gia, vui như hội làng”.
Theo chị Quyên, việc ứng dụng TBKT gieo sạ hàng đối với bà con còn khá mới mẻ. Hơn nữa, để thay đổi ngay được thói quen tập quán canh tác cũ, truyền thống là rất khó. Tuy nhiên, việc gieo sạ chỉ phù hợp với vụ xuân, còn vụ mùa do bão lũ, mưa nhiều nhiều nên triển khai rất khó. Vụ xuân trước, xã chọn ra một số đội SX để làm mô hình điểm, vụ này bắt đầu cho nhận rộng.
Từ năm 2009, việc gieo sạ hàng được triển khai trên diện tích nhỏ, chỉ vài hộ mạnh dạn đi tiên phong, do bà con chưa quen với phương thức gieo sạ mới. Sau vài vụ thấy hiệu quả, lại đỡ tiền giống, công lao động nên nhiều hộ hưởng ứng. Đặc biệt, vụ xuân 2012 diện tích gieo sạ đạt 200/448 ha. Nhằm khuyến khích SX, toàn xã đã sắm 19 công cụ sạ hàng, phân chia về cho các đội SX, huyện hỗ trợ kinh phí 500.000 đồng/chiếc. Đồng thời cử cán bộ trạm khuyến nông về tập huấn, chuyển giao kỹ thuật ngay tại đồng ruộng.
Anh Nguyễn Văn Thiết, Đội trưởng Đội SX số 5 hào hứng chia sẻ: “Qua thực tế một số mô hình điểm gieo sạ cho hiệu quả cao nên chúng tôi chẳng cần vận động bà con vẫn ào ào hưởng ứng tham gia các buổi tập huấn, số hộ đăng ký gieo sạ vụ này chiếm tới trên 80%”.
Theo anh Thiết, chỉ tính riêng khâu nhổ mạ và cấy, mỗi ngày một lao động khoẻ mới chỉ cấy được 1 sào. Song cũng một lao động kéo ống gieo sạ 1 ngày có thể gieo được hàng mẫu ruộng. Đây là việc làm rất tiện ích khi lao động ở nông thôn đang thiếu trầm trọng, nhất là các địa phương có làng nghề, nghề phụ.
Hơn nữa, để cấy 1 sào nông dân phải chi tới 145.000 đồng, gồm 35.000 đồng làm đất gieo mạ, 90.000 đồng công thuê cấy và 20.000 đồng mua giống... Trong khi đó gieo sạ chi phí chỉ mất 35.000 đồng (cả tiền giống lúa, thuốc trừ cỏ, công sạ). Tính riêng cấy lúa theo phương pháp truyền thống chi phí đã tăng gấp trên 4 lần so với gieo sạ.
GIẢM 60% CÔNG LAO ĐỘNG
Theo anh Trần Thanh Hải, cán bộ xã Nghĩa Tân, việc gieo sạ hàng là một TBKT trong SX lúa. Thực tế phương pháp này đã được xây dựng qua nhiều mô hình và khuyến khích mở rộng, bởi có lợi thế về hiệu quả kinh tế. Qua đánh giá của Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư Nam Định, Trung tâm Giống cây trồng và các địa phương khác đã áp dụng TBKT này thì chi phí giảm từ 40- 50% về giống.

 
“Những năm qua, xã Nghĩa Tân đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân ứng dụng TBKT vào SX. Trên diện tích 448 ha đất lúa 2 vụ/năm, xã chỉ đạo các hộ trồng các giống lúa thuần ngắn ngày, năng suất cao như Bắc thơm số 7, NĐ5 với khoảng 60% diện tích gieo cấy, còn lại là giống lúa lai D.ưu 527", ông Tiệp nói.
Trong khi gieo mạ, cấy lúa theo phương pháp truyền thống lượng giống cần 2- 2,5 kg/sào, thì gieo sạ chỉ cần 0,9- 1,1 kg/sào. Thời gian sinh trưởng ngắn hơn cấy từ 5- 7 ngày, giúp lúa đẻ nhánh sớm, tập trung. Năng suất khi thu hoạch tăng 10- 14% so với lúa cấy và thu nhập cao hơn khoảng 3 triệu đồng/ha.
Hơn nữa, sử dụng phương pháp gieo sạ lúa sẽ ít bị nghẹt rễ. Các giống Bắc thơm số 7, NĐ1 là giống mẫn cảm; có vụ bị bệnh bạc lá do vi khuẩn tới 80- 90%. Nhưng khi gieo sạ lại gần như không xuất hiện bệnh này. Đồng thời giảm được 60% công lao động cho phụ nữ nông thôn.
Trao đổi với NNVN, ông Trần Xuân Tiệp, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Tân cho biết: “Là xã thuần nông, có diện tích lúa đặc sản lớn nhất huyện. Hiệu quả của phương pháp gieo sạ đã rõ, dù địa phương khuyến cáo nông dân chỉ sạ hàng ở các chân ruộng chủ động nước, nhất là ở vụ xuân. SX lúa bằng phương pháp gieo sạ cho năng suất, hiệu quả cao hơn cấy truyền thống; giảm sức lao động, giảm chi phí về giống, rút ngắn thời vụ gieo cấy…".

 
Theo NNVN
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 360

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 359


Hôm nayHôm nay : 66999

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1599234

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74646205