12:21 EST Thứ ba, 07/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

'Hạt vàng' Ngọc Linh: Những 'kho' tiền tỷ dấu trên đỉnh núi

Thứ tư - 16/08/2017 18:27
Người dân Xê Đăng, Ca Dong trên núi Ngọc Linh gọi loài cây mọc hoang dại có trái chín màu đỏ là hạt lửa. Đó là loại hạt của loại cây thuốc chữa bách bệnh, được phát hiện từ những năm 70 của thế kỷ trước, có tên là sâm K5 hay sâm Ngọc Linh. Bây giờ, những hạt lửa ấy được bà con gọi là những hạt vàng, hạt bạc.

Ly kỳ hành trình 'săn' sâm Ngọc Linh quý hiếm 100 năm tuổi

Mùa thu “hạt vàng” trên núi Ngọc Linh

Bắt đầu từ tháng 6, khi cây sâm Ngọc Linh ra hoa kết trái và chín đỏ kéo dài đến tháng 9 âm lịch là mùa thu hoạch hạt lửa đồng bào Xê Đăng, Mơ Nông gọi là hạt vàng, hạt bạc. Bởi, mỗi hạt giống sâm Ngọc Linh hiện đắt như vàng.

Lên Trà Linh đúng mùa sâm Ngọc Linh ra hoa kết trái hỏi mua sâm, tất cả người dân thôn 2 xã Trà Linh, huyện Nam Trà My đều lắc đầu trả lời: Không bán!

Giải thích lý do, chị Nguyễn Thị Hồng Thương, chuyên mua bán sâm ở Nam Trà My nói, đây là mùa thu hái hạt sâm làm giống nên bà con không nhổ bán. “Bà con chỉ nhổ bán những cây sâm không ra hoa hoặc ra ít hoa.”, chị Thương cho hay.

Sâm Ngọc Linh, sâm Việt Nam, sâm quý, nhân sâm, sâm giả

Cây sâm "tổ" mỗi năm cho hàng trăm hạt giống trong vườn một người dân trồng sâm ở xã Trà Linh.

Vậy sâm Ngọc Linh ở đâu mà rao bán nhan nhản trên mạng với giá rẻ như bèo, chị Thương lắc đầu bảo: Không biết!

“Với sâm trồng tại Trà Linh từ 6-7 năm tuổi ít trổ bông kết trái bà con mới nhổ bán nhưng số lượng ít ỏi và giá trên 60 triệu đồng/kg. Nếu trên mạng rao bán nhiều và giá rẻ chỉ có sâm giả”, chị Thương nói.

Chị Thương kể, chị phải thất hẹn nhiều đơn đặt hàng vì bà con không bán sâm trong mùa ra hoa kết trái. Bà con chăm sóc và bảo vệ những cây sâm khỏe mạnh để thu hạt giống, bán giá cao hơn.

Sâm Ngọc Linh, sâm Việt Nam, sâm quý, nhân sâm, sâm giả

Vườn ươm sâm giống tại xã Trà Linh.

Ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, cho hay: “Bình quân mỗi cây sâm ra hoa kết trái đến khi chín cho khoảng 30 đến 40 hạt. Chỉ cần 30 gốc sâm thu hái khoảng 1 lon hạt (tương đương khoảng 1.000 hạt). Cách đây 2 năm có giá hơn 40 triệu đồng, còn hiện nay hạt giống sâm được bà con bán tính theo hạt, mỗi hạt giống sâm có giá 100 nghìn đồng.”

“Tính bình quân, mỗi cây sâm 5-6 tuổi hàng năm thu hái hạt 1 lần khoảng 30 đến 40 hạt giống. Như vậy, mỗi gốc sâm bà con đã có thu nhập từ 3 đến 4 triệu đồng từ hạt. Chỉ tính từ thu hạt thì giá trị cây sâm cao gấp nhiều lần so với bán sâm củ. Đó là chưa nói đến việc để cây sâm càng nhiều tuổi giá trị càng cao”, ông Bửu nói.

Theo tính toán của bà con trồng sâm như anh Hồ Văn Hình, mỗi kg sâm 5-6 tuổi (gồm khoảng 6 cây) hiện có giá 60 triệu đồng. Nếu để thu hạt hàng năm thì mỗi kg sâm cho thu nhập khoảng 20 triệu đồng. Số hạt đó đem ươm cây giống bán cây con thu hơn 50 triệu. Do nhu cầu cây giống sâm rất lớn và đang sốt nên bà con giữ cây sâm thu hạt giống có giá trị cao hơn.

 
 

Lá sâm cũng là mặt hàng khá sốt nóng hiện nay. Ngay tại vùng sâm Ngọc Linh, mỗi kg lá sâm Ngọc Linh phơi khô có giá hơn 15 triệu đồng nhưng không có để bán.

Sâm Ngọc Linh, sâm Việt Nam, sâm quý, nhân sâm, sâm giả

Cây sâm giống ra hoa và kết trái trưng bày tại hội chợ sâm.

Còn ông Hồ Quang Bửu nhẩm tính: “Mỗi lon hạt giống 1.000 hạt nếu đem ươm trồng tỷ lệ nảy mầm 90%, chỉ cần chăm sóc sau 1 năm bán cây giống. Bình quân mỗi cây giống sâm tại thời điểm này có giá lên đến 250.000-300.000 đồng. Như vậy, mỗi lon hạt giống sẽ cho khoảng 900 cây con. Với giá hiện tại chỉ bán giống cây con 1 năm tuổi được thu hái từ 20 đến 30 gốc sâm trồng đã cho thu nhập từ 200 đến 270 triệu đồng tùy chất lượng cây giống sâm”.

Ngay những người chuyên buôn bán sâm Ngọc Linh như chị Nguyễn Thị Hồng Thương, hay các chủ vườn sâm như đại gia ông Hồ Văn Du, Hồ Văn Hình,... đều khẳng định, dù giá sâm Ngọc Linh đang sốt, từ 60-100 triệu đồng mỗi kg tùy năm tuổi, nhưng họ không nhổ bán. Giữ lại thu hạt giống có giá trị cao hơn, vừa bảo vệ được vườn sâm gốc càng nhiều năm tuổi càng giá trị cao lên đến trên 100 triệu đồng kg.

Sốt nóng cây sâm Ngọc Linh giống

Cây sâm Ngọc Linh trồng tại núi Ngọc Linh, Quảng Nam có giá trị cao và được ví là cây vàng, cây bạc, không có loại cây nào sánh bằng. Tại xã Trà Linh có hơn 80% người dân trồng và mở rộng vườn sâm của mình.

Ngoài ra, hàng loạt đại gia lập dự án đổ hàng trăm triệu USD để đầu tư trồng sâm Ngọc Linh tại các xã vùng cao của huyện Nam Trà My nên giống cây đang sốt nóng và không đủ cung cấp.

Sâm Ngọc Linh, sâm Việt Nam, sâm quý, nhân sâm, sâm giả

Một cây sâm cho hạt đang chín màu đỏ.

 

Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My Hồ Quang Bửu cho biết, với dự án đầu tư phát triển vùng trồng sâm Ngọc Linh 9.000 tỷ đang được triển khai, điều đáng lo nhất là nguồn cây con giống.

“Huyện và tỉnh đầu tư 2 vườn sâm Ngọc Linh giống tại xã Trà Linh. Tuy nhiên, đến nay mới đáp ứng được 10% cây giống và các vườn sâm gốc của người dân đáp ứng thêm 20%. Như vậy, cây giống sâm Ngọc Linh còn thiếu khoảng 70% so với nhu cầu” - ông Bửu chia sẻ.

Hiện giá cây sâm giống 1 năm tuổi đang tăng chóng mặt. Cách đây 2 năm, mỗi cây giống có giá 100.000 đồng thì nay đã tăng lên 250.000-300.000 đồng/cây.

Ông Hồ Văn Du, một tỷ phú sâm ở Trà Linh, nói thêm, từ 4-5 tuổi cây sâm bắt đầu ra hoa kết trái. Tỷ lệ cây sâm ra hoa kết trái khoảng 30%. Mỗi cây ra hoa kết trái thường cho từ 10 đến 20 hạt giống đến khi sâm đạt từ 6 tuổi trở lên mỗi cây cho từ 40 đến 50 hạt. Thậm chí, nhiều cây ra hoa kết trái lên đến 200 hạt. 

Mỗi năm chỉ thu từ lá sâm, hạt giống ươm cây con nhiều hộ trồng sâm đã có nguồn thu hàng tỷ đồng, không cần phải nhổ bán sâm củ.

Ông Du tiết lộ những vườn sâm ông trồng bí mật trên núi Ngọc Linh từ hơn 30 năm nay có tổng cộng hơn 150.000 gốc. Chỉ tính mỗi tiền thu từ lá sâm và hạt sâm ông thừa tiền để thuê người bảo vệ, trồng sâm và lo cho cuộc sống của đại gia đình.

Theo Vũ Trung/ Báo vietnamnet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 78


Hôm nayHôm nay : 45557

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 227961

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73274932