08:13 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiểm họa của cả cộng đồng

Thứ hai - 27/08/2012 22:44
Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), thuốc trừ sâu, diệt cỏ… không chỉ gây nguy hại cho sức khỏe con người mà còn làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sống. Đặc biệt, vỏ túi đựng thuốc BVTV, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… vứt bừa bãi trên những cánh đồng đang trực tiếp hủy môi trường nước, đất và không khí, trong khi đó việc quản lý từ khâu sản xuất đến sử dụng thuốc BVTV còn nhiều bất cập.
 

 

Nông dân Tây Tựu, Từ Liêm phun thuốc trừ sâu nhưng không dùng khẩu trang bảo vệ. Ảnh: Đỗ Minh

Cây "tắm" trong thuốc hóa học

Xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm nổi tiếng là vựa hoa của Hà Nội, nhưng tình trạng nông dân sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu rất đáng báo động. Trên khắp cánh đồng hoa Tây Tựu, nông dân pha thuốc trừ sâu trực tiếp bằng tay rồi phun vào từng luống hoa mà không đeo khẩu trang, hay có trang bị bảo hộ lao động nào khác. Ông Nguyễn Quang Thành, xóm 3, Tây Tựu cho biết, ít nhất một tuần gia đình ông phun thuốc trừ sâu 2 lần, còn nhiều thì 4 lần. Ngoài ra, còn phun các hóa chất khác như sunfát đồng để hãm hoa và trừ sâu đục cánh. Biết là các loại thuốc phun trên hoa rất độc hại nhưng nếu không phun thuốc thì hoa sẽ không tươi, đẹp. Theo ông Nguyễn Hồng Anh, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội, dù đã khuyến cáo và ban hành những danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng và có hướng dẫn trên bao bì nhưng hầu hết nông dân không tuân thủ theo quy trình sử dụng, quá lạm dụng thuốc BVTV, chưa nói đến những loại thuốc trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc. Năm 2011, Chi cục BVTV Hà Nội đã tổ chức thanh tra, kiểm tra 600 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV, phát hiện 55 trường hợp vi phạm. Sáu tháng đầu năm 2012, Chi cục lấy 200 mẫu thuốc BVTV trên thị trường để kiểm tra chất lượng, phát hiện 9/200 mẫu thuốc BVTV không đạt tiêu chuẩn chất lượng (chiếm 4,5%). 

Hằng năm, vựa lúa ĐBSCL cũng "gánh" một lượng lớn thuốc BVTV, thuốc trừ sâu, diệt cỏ. Theo Cục bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), tại các tỉnh ĐBSCL, bình quân 1 vụ lúa phun 2 lần thuốc trừ sâu, 2 lần thuốc trừ bệnh, 1 lần thuốc trừ cỏ và 1 đến 2 lần thuốc dưỡng. Bình quân nông dân sử dụng 2,6 lít thuốc các loại/ha/vụ. Tuy nhiên, tỷ lệ hấp thụ qua cây trồng chỉ 20%, bốc hơi 15-20%, còn lại thấm vào đất và hòa vào nước. Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV cho biết, cây lúa bây giờ gần như được "tắm" trong thuốc hóa học. Từ giai đoạn ngâm ủ đã có thuốc trộn giống, gieo sạ xong là thuốc trừ sâu, rầy, rồi thuốc trừ nấm bệnh… với 3-4 lần phun. 

Xử phạt như "muối bỏ bể"

Theo kết quả khảo sát của Viện Nước tưới tiêu và môi trường (Bộ NN&PTNT), mỗi năm, cả nước sử dụng khoảng 200.000-250.000 tấn thuốc BVTV, sản sinh ra khoảng 7.500 tấn vỏ bao nhưng hầu hết chưa được thu gom xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm đồng ruộng, làm chết cua, cá. Đa số nông dân chưa thấy hết hiểm họa từ thuốc BVTV cho cộng đồng và chính bản thân họ nên việc bảo quản sử dụng thuốc BVTV rất yếu kém. Theo điều tra của ngành nông nghiệp, chỉ 28% số hộ dân ở Tây Tựu có kho bảo quản thuốc BVTV riêng biệt, ở Đan Phượng con số này là 0,49%. 100% số người được hỏi đều trả lời họ vứt bao bì đựng thuốc trên đồng, các kênh mương. Trong 30 tỉnh được khảo sát thì chỉ hai tỉnh có kế hoạch thu gom vỏ bao thuốc BVTV, thuốc thú y nhưng không thực hiện được do thiếu kinh phí và chưa được tuyên truyền rộng. 

Một thực tế đáng buồn nữa là vấn đề kiểm soát việc sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV chưa được quan tâm đúng mức nếu không muốn nói đang bị buông lỏng. Cả nước hiện có 98 cơ sở sản xuất thuốc BVTV nhưng hầu hết đều là gia công, sang chai, đóng gói. Không có cơ sở nào trực tiếp sản xuất nguyên liệu thuốc mà đa phần nhập khẩu, trong đó có 90% nhập khẩu từ Trung Quốc nên rất khó kiểm soát thành phần. Khó hơn nữa là việc quản lý mạng lưới cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV. Hiện cả nước có 16.659 doanh nghiệp kinh doanh buôn bán thuốc BVTV, trung bình mỗi tỉnh có 265 cơ sở. Theo Cục trưởng Cục BVTV Nguyễn Xuân Hồng, dù đã có nhiều văn bản pháp luật quy định, các mức xử phạt hành chính, cao nhất lên đến 400 triệu đồng khi phát hiện các hành vi buôn bán thuốc không nằm trong danh mục được lưu hành. Tuy nhiên, lực lượng chuyên ngành mỏng nên việc xử phạt chỉ như "muối bỏ bể". Ở TP Hà Nội, hằng năm, Chi Cục BVTV TP tổ chức hàng trăm lớp tuyên truyền cho nông dân về cách thức sử dụng thuốc BVTV, trừ sâu, diệt cỏ... Tuy nhiên, tình trạng nông dân sử dụng thuốc BVTV bừa bãi vẫn tồn tại. 

Để từng bước khắc phục tình trạng trên, các ngành chức năng cần tổ chức nhiều đợt kiểm tra sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm. Để từng bước nâng cao ý thức cho nông dân, các cơ quan chuyên môn ngành nông nghiệp và các hội đoàn thể từng địa phương cần tăng cường hướng dẫn người dân cách bảo quản, sử dụng thuốc BVTV đúng quy trình nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe cho cộng đồng xã hội.


Đào Huyền 
 
Nguồn: hanoimoi.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: thuốc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 199

Máy chủ tìm kiếm : 27

Khách viếng thăm : 172


Hôm nayHôm nay : 50246

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1118730

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60127053