04:22 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hộ gia đình nông thôn chịu nhiều “cú sốc”

Thứ tư - 26/06/2013 09:24
Một nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ipsard) mới đây cho thấy, có tới hơn 50% số hộ gia đình nông thôn (HGĐNT) chịu các “cú sốc” về thu nhập với nhiều mức độ khác nhau.

 

Nội dung nghiên cứu nói trên sẽ được công bố ngày 27.6, trong Hội thảo “Bức tranh hộ gia đình nông thôn Việt Nam” do Ipsard và Báo NTNN phối hợp tổ chức tại Hà Nội.

Các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp rất dễ bị tổn thương do ảnh hưởng thiên tai.

Nhiều loại “sốc” khác nhau

Theo nghiên cứu của Ipsard, trong các “cú sốc” mà HGĐNT gặp phải, có “sốc” cá nhân. Loại “sốc” này có thể đối phó được nhờ sự hỗ trợ của cộng đồng hoặc thông qua các hợp đồng bảo hiểm cá nhân chính thức. Tuy vậy, ở các quốc gia đang phát triển, thị trường bảo hiểm chính thức vẫn chưa thực phát triển.

Còn “sốc” ngoại cảnh khó có thể bảo hiểm nhờ sự hỗ trợ của cộng đồng và hiếm khi được bảo đảm trong các hợp đồng bảo hiểm cá nhân chính thức. Vì thế, hộ gia đình phải tìm giải pháp thay thế để cân đối chi tiêu nhằm đối phó với các cú sốc cá nhân như quản trị rủi ro - dự tính trước những rủi ro về thu nhập (điều chỉnh thu nhập) - bảo hiểm chính thức hoặc tiết kiệm để phòng khi khó khăn. Nghiên cứu này cũng cho thấy, nguy cơ dễ bị tổn thương trước các cú sốc của các hộ gia đình chủ yếu do: Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các thảm họa thiên nhiên (báo cáo của Liên Hợp Quốc). Thiệt hại hàng năm do thiên tai là 1,5% GDP và ảnh hưởng trực tiếp tới 9 triệu người.

Tiết kiệm để giảm “sốc”

Nghiên cứu của Ipsard cũng chỉ rõ, cơ chế ứng phó hiệu quả nhất là bảo hiểm chính thức. Hiện thị trường bảo hiểm của Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế về quy mô và các sản phẩm bảo hiểm, nhất là bảo hiểm nông nghiệp còn đặc biệt hạn chế. Chính vì thế, trong giai đoạn 2004-2006, có 42% số hộ gia đình đã phải chịu cú sốc thu nhập, con số này trong giai đoạn 2006-2008 là 56% và giai đoạn 2008-2010 là 50%.

Đặc biệt, điểm đáng chú ý là những hộ gia đình trong nhóm giàu có nhất ít chịu ảnh hưởng nhất từ các cú sốc thu nhập và dường như dễ phục hồi hơn sau các cú sốc. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, những hộ gia đình thu nhập thấp và dân tộc thiểu số là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là khi thảm họa thiên nhiên xảy ra. Những hộ gia đình gặp phải cú sốc trong giai đoạn 2006-2008 đã giảm mức tiết kiệm của họ trung bình khoảng 1 triệu đồng, trong khi các hộ gia đình không gặp phải cú sốc tương tự lại nâng mức tiết kiệm của họ.

Trong giai đoạn giữa năm 2008 và 2010, tất cả các hộ gia đình đều tăng mức tiết kiệm bình quân nhưng các hộ gặp phải cú sốc tăng tiết kiệm ít hơn những hộ không gặp phải cú sốc. Dư nợ tăng đối với các hộ phải chịu cú sốc cho thấy các hộ này có thể đã sử dụng tới hình thức tín dụng trong quá khứ để giải quyết các áp lực về tài chính.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 407


Hôm nayHôm nay : 32687

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 646638

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70873953