Chỉ là vốn “mồi”
Theo Báo cáo của Bộ KH&ĐT, Mặc dù ngân sách khó khăn, nhưng trong kế hoạch vốn đầu tư phát triển 2016-2020, lĩnh vực nông nghiệp, nông dân nông thôn vẫn được ưu tiên: khoảng 886.000 tỷ đồng, bằng 51% tổng vốn đầu tư phát triển (tính riêng vốn đầu tư phát triển đầu tư giai đoạn 2016-2020 thông qua Bộ NN& PTNT là khoảng 14,8 nghìn tỷđồng/năm; ngân sách trung ương hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình nông thôn mới là khoảng 12,6 nghìn tỷ đồng/năm). Theo đánh giá của Bộ KH&ĐT, nguồn lực này là rất lớn, nhưng khó có khả năng thay đổi nền sản xuất nông nghiệp nước ta do không tập trung trực tiếp vào sản xuất, đặc biệt là vào khâu tổ chức sản xuất đang rất yếu hiện nay.
Bộ KH&ĐT thừa nhận, với mức hỗ trợ 2 nghìn tỷ đồng/năm theo Dự thảo Nghị định để thực hiện chính sách là thấp (bằng khoảng hơn 1% ngân sách đang đầu tư cho nông nghiệp nông thôn; bằng 1/6 nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ cho Chương trình nông thôn mới; 1/7 nguồn vốn đầu tư qua Bộ NN& PTNT), nhưng mức hỗ trợ này sẽ có tác dụng lớn trong việc dẫn dắt, thu hút nguồn vốn xã hội đầu tư vào NNNT; nâng cao hiệu quả và cơ cấu lại đầu tư công
Tái cơ cấu đầu tư công
Thực tế cho thấy, hiện đầu tư công vẫn chủ yếu thông qua các công trình, dự án do nhà nước trực tiếp thực hiện; chưa đầu tư trực tiếp vào sản xuất nên hiệu quả chưa cao. Đầu tư cho NNNT từ NSNN 5 năm 2016-2020 khoảng gần 900 nghìn tỷ đồng. Theo Bộ KH&ĐT nếu chúng ta tái cơ cấu đầu tư, dành 1,5-2% trong số này để hỗ trợ DN trực tiếp sản xuất thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều do huy động được nguồn vốn, khoa học, kỹ thuật và khả năng kết nối thị trường của DN.
Được biết, tái cơ cấu đầu tư công trong NNNT là yêu cầu cấp bách theo định hướng Đề án tái cơ cấu ngành được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013.
Về vốn và các hỗ trợ trực tiếp, Bộ KH&ĐT cho biết, đã rà soát các hỗ trợ trực tiếp, điều chỉnh các mức hỗ trợ đủ sức hấp dẫn đối với DN nhưng phù hợp khả năng cân đối NSNN, khoảng 2000 tỷ/năm (sử dụng khoảng hơn 1% ngân sách đang đầu tư cho NNNT) theo nguyên tắc là hỗ trợ sau đầu tư và hỗ trợ theo định mức công khai để đảm bảo rõ ràng, minh bạch, phù hợp với cơ chế thị trường (chỉ hỗ trợ một phần trong tổng mức đầu tư nhằm tạo trách nhiệm đầu tư hiệu quả của đồng vốn. Vốn hỗ trợ trực tiếp chỉ còn tập trung vào một số sản phẩm có tiềm năng, lợi thế cần khuyến khích phát triển).
Theo baophapluat.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn