10:18 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hoàn thiện hướng dẫn cấp thẻ học nghề nông nghiệp

Thứ ba - 02/07/2013 22:17
hó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa có ý kiến giao Bộ NNPTNT chủ động phối hợp với các bộ, ngành có liên quan để bổ sung, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn việc đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo hình thức cấp thẻ học nghề nông nghiệp.

Bộ NNPTNT cho biết, sau 2 năm tổ chức thí điểm việc đào tạo nghề nông nghiệp theo hình thức cấp thẻ tại Thanh Hóa và Bến Tre giai đoạn 2010 – 2012, đã cấp thẻ cho 10.299 lao động nông thôn và đã có 9.758 lao động được đào tạo học nghề. Trong đó, thẻ màu đỏ (diện gia đình chính sách nghèo) chiếm khoảng 40%; thẻ màu xanh (gia đình nghèo và cận nghèo) chiếm gần 5%; thẻ màu vàng (gia đình nông thôn bình thường) chiếm khoảng 56%. Do các ngành nghề đào tạo đều gắn với đặc trưng sản xuất nông nghiệp của 2 địa phương nên đã có khoảng 90% lao động được đào tạo đều có việc làm sau khi hoàn thành khóa học.

Người lao động áp dụng kịp thời kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất, tăng được năng suất cây trồng, vật nuôi; ổn định thị trường nâng cao thu nhập và góp phần quan trọng vào việc ổn định sản xuất. Tại Bến Tre, các ngành nghề như kỹ thuật trồng, chăm sóc dừa, cacao, các loại cây ăn trái, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuyền trưởng tàu cá hạng nhỏ... đã thu hút rất đông người tham gia. Với tỉnh Thanh Hóa, các nghề kỹ thuật trồng mía, trồng rau an toàn, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng dưa hấu, trồng lúa năng suất cao, trồng nấm, nuôi cua đồng; các nghề thú y, bảo vệ thực vật, lâm nghiệp, quản lý khai thác công trình thủy lợi, cấp nước sạch và vệ sinh môi trường... được nhiều học viên đăng ký tham gia.

Đào tạo nghề theo hình thức cấp thẻ có nhiều ưu việt hơn so với hình thức đào tạo không sử dụng thẻ. Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo hình thức cấp thẻ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học nghề có thêm sự lựa chọn nghề học phù hợp với thực tế và lựa chọn cơ sở đào tạo có chất lượng.

Ngoài ra, hình thức này còn có tác dụng thúc đẩy sự cạnh tranh, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề giữa các cơ sở đào tạo.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 381


Hôm nayHôm nay : 40639

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 558141

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70785456