16:41 EST Thứ sáu, 03/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hơn vạn tấn lúa của Hà Tĩnh thối hỏng ngoài đồng

Thứ hai - 09/09/2019 04:04
Vụ HT 2019, tỉnh Hà Tĩnh gieo cấy hơn 43.000 ha lúa, tuy nhiên tính đến ngày 30/8, người dân mới thu hoạch được khoảng 70%, còn khoảng 12.800 ha đang đứng giữa ruộng.

 

Mưa trút xuống xối xả từ ngày 31/8 – 4/9 khiến ít nhất hơn 3.000 ha chìm nghỉm dưới nước. Theo ước tính của ngành chuyên môn và người dân, do bị ngâm nước nhiều ngày nên ít nhất hơn 12.000 tấn lúa đã bị thối, đen, hạt nảy mầm, chỉ có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm.

14-48-18_nh4
Lúa HT thất thu từ ngoài đồng…

Chị Phạm Thị Tịnh, trú thôn 6, xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc ngồi bần thần bên đống lúa ngấm nước giữa đồng cho biết, vụ HT năm nay gia đình chị làm hơn 2 mẫu ruộng, trước thời điểm mưa lũ chị đã thuê máy gặt được một phần diện tích. “Còn 7 sào ngoài đồng bị nước nhấn chìm gần một tuần nay vẫn chưa gặt về được. Mà giờ có gặt về cũng chỉ dùng làm thức ăn cho trâu bò, gà lợn chứ lúa nảy mầm, ngả màu đen hết cả rồi”, chị Tịnh thở dài thườn thượt.

Đồng cảnh ngộ, một hộ dân ở xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên cho hay, vụ HT 2019 gia đình chị cũng gieo cấy 2 mẫu ruộng. Năm nay chị bận việc gia đình nên xuống giống chậm lịch thời vụ dẫn đến lúa chín chậm hơn so với HT năm ngoái khoảng 1 tuần. Gia đình dự kiến ngày 4 – 5/9 lúa sẽ đủ độ chín để gặt. Đùng một cái mưa lũ ập xuống nhấn chìm 2/3 diện tích sản xuất, nhiều sào nước rút đến đâu lúa đổ đến đó.

“Trước khi bị ngập lúa rất đẹp, tôi ước sản lượng thu hoạch được khoảng 5 tấn, vừa để ăn, vừa có bán nhưng bây giờ có đến 5 sào bị đổ mất trắng; 8 sào khác đang nhờ người “ngụp lặn” gặt về phơi sử dụng chăn nuôi; còn 7 sào nữa có thể ăn được nhưng chất lượng gạo giảm rất nhiều do ngâm nước nhiều ngày”, khóe mắt nông dân này rơm rớm lệ khi vừa nói vừa cầm trên tay những bông lúa nảy mầm vớt lên từ dưới nước.

14-48-18_nh6
... đến thiệt hại trong nhà.

Sáng 6/9, lũ tại các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Đức Thọ bắt đầu rút, đến 8/9, thời tiết hửng nắng, nước lũ cơ bản đã rút hết. Tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các lực lượng Quân đội, Công an, Đoàn viên Thanh niên, các tổ chức đoàn thể địa phương… huy động gần 5.000 người đến gần 30 xã bị ngập lụt giúp dân khắc phục hậu quả.

Xã biên giới Hòa Hải, huyện Hương Khê là một trong những địa phương bị ngập nặng trong đợt mưa lũ xảy ra từ ngày 1 – 4/9. Ngày 7/9, nước trên sông Rào Trổ chảy qua địa bàn rút xuống nhanh. Ngay sau đó, Đồn Biên phòng Hòa Hải, Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh kịp thời huy động cán bộ chiến sỹ đội nắng, lội nước giúp dân dọn nhà; trong đó, ưu tiên các công trình công cộng, hộ gia đình neo người.

Cùng với Bộ đội Biên phòng, trong 4 ngày qua Bộ chỉ huy quân sự tỉnh huy động tối đa lực lượng gồm 300 cán bộ, chiến sỹ bộ đội thường trực và gần 700 dân quân tự vệ, dự bị động viên đến huyện Lộc Hà và Hương khê giúp nhân dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ. Nhiệm vụ chính mà lực lượng này hỗ trợ chủ yếu là giúp dân thu hoạch lúa hè thu và dọn dẹp bùn đất, vệ sinh bàn ghế, trang thiết bị tại các trường học, kịp để các em bắt đầu đi học trở lại vào tuần này.

“Do nước ngập sâu, lúa bị gãy đổ và hư hỏng nhiều nên việc đưa phương tiện máy móc vào thu hoạch là điều không thể và có nguy có mất trắng hoàn toàn. Các cán bộ chiến sỹ được phân ra 2 đoàn, một đoàn giúp dân lội nước gặt lúa, một đoàn đội nắng dọn bùn đất cho các trường học”, một cán bộ Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh cho hay.

14-48-18_nh1
Các lực lượng vũ trang, đoàn thể trên địa bàn Hà Tĩnh giúp dân khắc phục hậu quả lũ lụt.

Số lượng con người được huy động nhiều nhất chính là các đơn vị trực thuộc Tỉnh đoàn Hà Tĩnh. Khi nước lũ bắt đầu rút, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã chỉ đạo các huyện, thị, thành đoàn và Đoàn trực thuộc tổ chức 52 đội hình với gần 1.500 thanh niên tình nguyện tại chỗ và hơn 600 thanh niên tình nguyện chi viện, tập trung hỗ trợ các địa bàn bị thiệt hại.

Tại huyện Hương Khê, mưa lũ làm ngập hàng nghìn ha bưởi Phúc Trạch đến kỳ thu hoạch. Trong 3 ngày 6/9 - 8/9, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh kịp thời tổ chức thu gom và tiêu thụ hơn 20.000 quả bưởi, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống, tiếp tục sản xuất. Chiến dịch “giải cứu” bưởi giúp nhân dân vùng lũ của tuổi trẻ Hà Tĩnh đã tạo được hiệu ứng mạnh mẽ, lan tỏa sâu rộng trong xã hội.

14-48-18_nhieu_dien_tich_lu_ht_vn_dng_chim_duoi_nuoc
Nhiều diện tích lúa Hà Tĩnh vẫn đang chìm dưới nước.
Theo THANH NGA/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 152

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 151


Hôm nayHôm nay : 31033

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 78515

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73125486