20:21 EST Thứ ba, 31/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hồng không hạt Bảo Lâm trước nguy cơ thoái hóa

Thứ sáu - 29/09/2017 01:26
NDĐT - Năm 2012, sản phẩm hồng không hạt Bảo Lâm (Cao Lộc, Lạng Sơn) đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, nếu tính số lượng cây đặc sản được xây dựng chỉ dẫn địa lý, tạo thương hiệu như hồng không hạt Bảo Lâm thì chưa nhiều. Không chỉ vậy, mấy năm trở lại đây, giống hồng đặc sản này đang có nguy cơ bị thoái hóa, gây nỗi lo cho người trồng hồng.

Anh Hoàng Văn Dũng, thôn Sơn Hồng, Gia Cát (Cao Lộc) đang thu hái hồng.

 

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Lộc, Bế Thanh Hòa cho biết: Từ những năm 1965, cây hồng không hạt Bảo Lâm đã được bà con các dân tộc ở ba xã gồm: Bảo Lâm, Thạch Đạn và Thanh Lòa nhân giống phát triển trồng tại các vườn cây ăn quả. Thấy giá trị kinh tế cao, đến nay, nhiều xã trong huyện Cao Lộc đã mở rộng diện tích trồng, trở thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, với tổng diện tích hơn 400 ha, năng suất bình quân đạt từ 30 đến 35 tạ/ha. Cây hồng không hạt đã giúp cho bà con nơi đây xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu.

Hồng không hạt Bảo Lâm nổi tiếng xa gần và được ưa chuộng bởi vị ngọt, thơm, giòn, đặc biệt là không hạt. Quả hồng trơn, hơi thuôn dài, có bốn đến sáu rãnh kéo dài từ cuống đến giữa quả, mặt cắt ngang hình hoa thị tám đến 12 cánh đều nhau. Bà con thường thu hoạch khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang vàng nhạt. Hái đúng độ chín chất lượng quả tốt hơn, thịt quả mịn, có hạt cát đường màu đỏ hoặc vàng cam. Để chín cây, hồng chuyển màu đỏ, thịt mềm, vị đậm đà hơn so với hồng đã được ngâm.

Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp Tết Trung thu, bà con các dân tộc Tày, Nùng... ở vùng biên giới Cao Lộc lại chuẩn bị các dụng cụ để lên đồi hái hồng. Ông Trần Văn Troóc, ở thôn Bản Cưởm, Thạch Đạn (Cao Lộc), vui mừng nói: Nhà trồng được hơn 100 cây hồng không hạt, mỗi năm thu từ hai đến ba tấn hồng, bán tại vườn giá mỗi cân từ 20.000 đến 25.000 đồng/kg. Trong vườn có nhiều cây có tuổi đời từ 30-40 năm. Năm nào được mùa thì quả sai trĩu, màu vàng rất đẹp, cây cho nhiều quả nhất có thể lên tới gần 100 kg/cây. Năm nay, trong vườn nhà cũng sai khá nhiều quả, nhưng quả bé và vỏ không mượt như những năm trước do cây đã già cỗi.

Bà Hoàng Thị Tải, thôn Còn Háng, Bảo Lâm (Cao Lộc) chia sẻ: Mấy năm trước nhiều lắm, mỗi vụ thu được từ ba đến bốn tấn quả bán. Nhưng mấy năm gần đây, một số cây hồng bị chết do cây trồng đã nhiều năm và sâu bệnh phát triển nhiều, không chăm sóc được thường xuyên. Một, hai năm nữa có khi không còn giống hồng để ăn... Vùng núi giáp biên phía Trung Quốc cũng trồng hồng, nhưng chất lượng và vị ngon không thể bằng hồng Bảo Lâm.

Phó Chủ tịch HĐND xã Thạch Đạn (Cao Lộc) Hoàng Văn Dỏ bày tỏ: Hiện tại, hồng vẫn được trồng theo lối quảng canh và manh mún; diện tích hồng sau bao năm vẫn chưa được nhân rộng; chưa được trồng tập trung theo vườn, mà lại sống tạp giao trong rừng cùng với các loại cây khác, nên gặp khó khăn trong việc chăm sóc; được mùa, mất mùa phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết. Là loại cây đặc sản có thế mạnh, dễ trồng và dễ bán, nhưng hồng không hạt Bảo Lâm vẫn chưa đáp ứng nguồn cung ra thị trường. Một lý do khác khiến hồng không hạt Bảo Lâm khan hiếm, khó mua là do trồng hồng lâu cho thu hoạch, nếu trồng bằng dễ khoảng sau 12 năm mới được thu hoạch. Khó khăn về kinh tế, nhiều người dân chọn giải pháp trồng cây ngắn ngày cho thu hoạch để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày mà ít chú trọng đến loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao này.

Để khắc phục tình trạng này, Chi cục trưởng Bảo vệ thực vật tỉnh Lạng Sơn Trần Đại Dũng cho biết: Tỉnh đã chỉ đạo ngành nông nghiệp của huyện tích cực chỉ dẫn cho bà con trồng hồng tìm các biện pháp diệt trừ sâu bệnh. Đồng thời triển khai mô hình trồng hồng Bảo Lâm bằng phương pháp ghép cành, phòng trừ sâu bệnh bằng phương pháp sinh học. Trồng bằng phương pháp ghép cành tuân thủ quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và nâng cao kinh nghiệm quản lý, bảo vệ cây hồng thì sau ba năm đã sai quả. Thông qua việc thực hiện mô hình trồng hồng bằng phương pháp ghép cành sẽ nhanh chóng mở rộng, thay thế diện tích hồng bị chết.

Từ thực tế đó, hiện nay không phải ai cũng có thể được thưởng thức hồng không hạt Bảo Lâm, vì loại quả đặc sản này chưa có nhiều để bán đại trà trên thị trường do nhiều nguyên nhân. Cũng từ trước tới nay, hồng Bảo Lâm chưa bao giờ bị rớt giá hay "tắc ở đầu ra" nhưng nhiều người dân nơi đây vẫn chưa biết tận dụng cơ hội làm giàu với loại cây trồng này. Lợi dụng hạn chế này, hiện nay, nhiều loại hồng của Trung Quốc, ở sát các địa phương giáp biên "đội lốt" hồng không hạt Bảo Lâm, đưa tuồn vào nội địa tiêu thụ, gây ảnh hưởng đến uy tín, lòng tin của người tiêu dùng... Đề nghị các ngành chức năng của tỉnh có biện pháp ngăn chặn và có giải pháp hữu hiệu phát triển cây hồng không hạt bền vững.

Theo nhandan.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 87

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 86


Hôm nayHôm nay : 0

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 0

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73041779