Đây là số cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật của Chi cục Trồng trọt- BVTV, Phòng NN-PTNT và Hội Nông dân các tỉnh.
Nội dung khóa học, tập trung chủ yếu vào phương pháp huấn luyện nông dân trên đồng ruộng, viết tắt là FCV (Farmer Coaching Visit). Đây là phương pháp khuyến nông mới nhất hiện nay tại Việt Nam. FCV là phương pháp đào tạo mà cán bộ khuyến nông/kỹ thuật viên trực tiếp đến thăm nông hộ và cùng hộ nông dân thực hiện những kỹ thuật phù hợp với mùa vụ sinh trưởng và phát triển của cây trồng/vật nuôi.
Ngoài ra, học viên được so sánh với phương pháp khuyến nông khác để có sự nhìn nhận đa chiều, ưu điểm, khuyết điểm giữa các phương pháp khuyến nông hiện nay, được cung cấp các kỹ năng bổ trợ cho giảng viên khi giảng thực hành…
Ông Phạm Văn Lơ, Giám đốc HTX nhãn Ido Nhơn Nghĩa chia sẻ kinh nghiệm về quản lý dinh dưỡng nhãn. |
Tham gia khóa học, học viên thảo luận, thực hành bài tập nhóm về đánh giá nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch bài giảng FCV, theo các chủ đề: xử lý ao nuôi tôm, nhận diện bệnh đạo ôn trên cây lúa, nhận diện một số giống xoài. Nội dung thực hành được học viên tham gia sôi nổi, thu hút. Các học viên được kết nối với nhau, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm nhiều hơn; có cơ hội thể hiện, góp ý để hoàn thiện kỹ năng giảng bài hiệu quả hơn. |
Tại Hợp tác xã nhãn Ido (Edor) Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, Cần Thơ, học viên đã thu thập, phân tích nhiều thông tin về HTX, học hỏi được nhiều kinh nghiệm sản xuất bổ ích từ chia sẻ của Ban lãnh đạo hợp tác xã. Đồng thời học viên cũng mạnh dạn góp ý và nêu ra giải pháp để giúp HTX hoạt động hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Được biết, HTX đã được cấp chứng nhận sản xuất theo VietGAP trên diện tích 19,01 ha với sản lượng 320 tấn/năm, tuy nhiên hiện nay mới chỉ bán cho thương lái của vùng, chưa có sự kết nối với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm lâu dài cho bà con.
Học viên đề xuất Ban lãnh đạo HTX cần tăng cường công tác marketing, xây dựng thương hiệu sản phẩm của vùng để lôi kéo sự tham gia của doanh nghiệp, giúp bà con bán được giá cao hơn và có thu nhập ổn định, bền vững hơn.
Theo ý kiến của của học viên Nguyễn Thị Kim Hồng đến từ tỉnh Sóc Trăng, phần thực hành, làm việc nhóm giúp học viên nắm chắc kiến thức bài giảng, hiểu bản chất vấn đề hơn, có thêm nhiều kinh nghiệm, bí quyết thành công từ chia sẻ của các học viên khác và từ đúc rút của giảng viên.
Học viên Nguyễn Hoàng Khang, Phòng NN-PTNT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, chia sẻ: “Rất ấn tượng với khóa tập huấn này về cách thiết kế nội dung chương trình lớp học, cũng như phương pháp truyền tải của giảng viên. Lớp tập huấn đã giúp cho học viên cập nhật kiến thức về phương pháp khuyến nông mới”.
Học viên Phạm Thị Mỹ Dung, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hậu Giang, đề nghị Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, thời gian tới tổ chức các lớp FCV theo chuyên ngành cụ thể về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn