06:14 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hướng mọi hỗ trợ đến nông dân

Thứ sáu - 31/05/2013 21:20
Quốc hội đã dành trọn cả ngày 30.5 để các đại biểu (ĐB) cùng thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội. Một trong những nội dung được nhiều ĐB quan tâm là làm cách nào để tháo gỡ khó khăn cho nông dân và nông nghiệp.

 

Không còn là chỗ dựa an toàn

ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) nhấn mạnh: Nền nông nghiệp của chúng ta hiện vẫn đang rất khó khăn. Theo tôi, chính sách đối với nông nghiệp hiện nay đang gây bất lợi cho các sản phẩm nông nghiệp và người nông dân.

 

Liên quan tới đời sống của ngư dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, ĐB Trần Khắc Tâm (Sóc Trăng) đề nghị: Cần tăng chính sách để ngư dân bám biển và tăng mối liên hệ giữa ngân hàng với ngư dân. "Các tỉnh ĐBSCL với bờ biển dài, cung cấp lượng hải sản lớn cho nền kinh tế và xuất khẩu, ngư dân sở hữu nhiều tàu thuyền là những vệ tinh bám biển. Do đó, ngư dân cần chính sách đồng bộ để họ tự tin ra khơi, vừa để bảo vệ chủ quyền vừa phát triển kinh tế.

ĐB Trương Minh Hoàng (Cà Mau) cho biết: “Khi tiếp xúc với cử tri, chúng tôi cảm thấy rất ngại khi người nông dân nói rằng họ không được hưởng gì nhiều từ các chính sách ưu đãi của Chính phủ. ĐB này kiến nghị cần nghiên cứu phương án hỗ trợ trực tiếp cho nông dân, thay vì việc cho doanh nghiệp vay ưu đãi để mua sản phẩm của nông dân. "Hướng mọi sự hỗ trợ của Chính phủ trực tiếp đến nông dân, có như vậy nông dân mới thực sự yên tâm làm giàu trên mảnh đất của mình"- ĐB Hoàng khẳng định.

Họ (nông dân) không được hưởng gì nhiều từ các chính sách ưu đãi của Chính phủ.

Đại biểu Trương Minh Hoàng

Vẫn chỉ là lời hứa

Theo giải trình của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh trước Quốc hội, đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn đảm bảo mục tiêu tăng trưởng để đảm bảo sau 5 năm, mức tăng sẽ gấp 2 lần so với 5 năm trước. Cụ thể, tính đến tháng 5.2013, Chính phủ đã phân bổ 131.000 tỷ cho lĩnh vực, tăng trên 3,5 lần so với 2009. Tỷ trọng chi cho tam nông cũng tăng từ 32,8% năm 2008 lên 41,9% trong năm 2013.

Tuy vậy, ĐB Trương Văn Vở (Đồng Nai), với những số liệu riêng của mình, lại đánh giá: Từ 2010 đến nay, mức đầu tư ngân sách nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn là rất thấp, chỉ trên dưới 1,5% GDP trong khi đóng góp của nông nghiệp vào GDP của cả nước là trên dưới 20%. "Quyết định 80 năm 2002 về khuyến khích phát triển nông nghiệp của Chính phủ theo lời hứa của Bộ trưởng Bộ NNPTNT có từ kỳ họp thứ 2, tuy nhiên đến nay chưa được ban hành" - ĐB Vở nêu ra một ví dụ cụ thể.

ĐB Phạm Văn Cường (Lào Cai) thì cho rằng, chúng ta đã đầu tư nhiều cho các tỉnh miền núi, nhưng vẫn chưa đủ bởi ở đây, người dân nghèo đủ thứ. Vì thế, ĐB Cường đề nghị, riêng với 7 tỉnh biên giới phía Bắc, chỉ cần Nhà nước đầu tư hỗ trợ cho phát triển bảo vệ rừng để người dân dựa vào rừng mà sinh sống, làm ăn; đổi mới chính sách giao đất rừng cho người nông dân…

Đồng quan điểm, ĐB Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phàn nàn mức đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chưa tương xứng trong khi lĩnh vực này phải đối mặt với nhiều thách thức như giá vật tư tăng cao, giá nông sản lại thấp; các chính sách hỗ trợ chưa đến được trực tiếp người nông dân mà chủ yếu là các thương lái được hưởng lợi. ĐB Thúy cũng đề nghị các chính sách hỗ trợ phải hướng trực tiếp tới người nông dân.

Trước những diễn biến căng thẳng xảy ra trên Biển Đông thời gian qua như việc Trung Quốc xua hàng loạt tàu cá xâm phạm vùng biển chủ quyền Việt Nam, cấm tàu đánh cá của Việt Nam khai thác tại ngư trường của mình, xuôi đuổi, thậm chí đâm hỏng tàu cá Việt Nam, ĐB Nguyễn Tấn Tuân (Khánh Hòa) đề nghị Chính phủ phải tăng cường công tác đối ngoại, bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông.

Cùng chung sự bức xúc, ĐB Lê Nam (Thanh Hóa) bày tỏ: Theo tôi hiểu, Chính phủ cũng đã tăng cường các hoạt động đối ngoại liên quan tới vấn đề Biển Đông với nỗ lực giữ gìn hòa bình của khu vực nhưng vẫn bảo vệ được chủ quyền biển đảo. Nhưng với những diễn biến phức tạp thời gian qua, ĐB Nam đề nghị Chính phủ một mặt cần thông tin kịp thời đầy đủ diễn biến về công tác quản lý chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, một mặt tăng cường tuyên truyền, phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng phải có cơ chế chính sách, giải pháp thiết thực để tháo gỡ khó khăn, trợ giúp hoạt động đánh bắt hải sản của hơn 4 triệu ngư dân trên vùng biển thân yêu của đất nước. "Thực trạng ngư dân của ta rất khó khăn, tàu bé, phương pháp khai thác lạc hậu, tính liên kết trên biển không cao, chính sách hỗ trợ của Nhà nước chưa được bao nhiêu, vì thế tôi rất mong Chính phủ sớm có những quan tâm đặc biệt, tạo điều kiện cho ngư dân bám biển"- ĐB Nam đề nghị.

Hải Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 267

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 266


Hôm nayHôm nay : 40645

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 600915

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70828230